MB: Vững bước tăng trưởng tín dụng

(ĐTCK) Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạt 0,76%, thì tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), tín dụng giai đoạn này vẫn vững bước tăng trưởng 11,6% (không bao gồm chi nhánh nước ngoài và đồng tài trợ), đạt 95% kế hoạch dư nợ năm 2012, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2011.
MB: Vững bước tăng trưởng tín dụng

MB: Vững bước tăng trưởng tín dụng ảnh 1MB sẽ trình NHNN xin chấp thuận tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 25%

 

Việc tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2012 được MB kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động của Ngân hàng, với tỷ lệ nợ xấu của MB thời điểm 30/6/2012 chỉ là 1,85%. Nhờ lợi thế có hệ thống khách hàng truyền thống là các DN mạnh, MB cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm với dự kiến MB trình NHNN xin chấp thuận tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 25% để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng đã được MB cấp hạn mức, các khách hàng mục tiêu thuộc đối tượng khuyến khích tăng trưởng của MB và NHNN.

Với phương châm đồng hành, chia sẻ cùng DN, MB đã chủ động phối hợp với các khách hàng của mình để thực hiện điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, thực hiện các phương án cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, cho vay mới…), tạo điều kiện cho các DN từng bước phục hồi, phát triển, bản thân Ngân hàng cũng vì thế mà duy trì và mở rộng vốn vay với các khách hàng tốt, khách hàng truyền thống.

 

MB: vững bước tăng trưởng tín dụng

Trao đổi với ĐTCK, đại diện MB cho biết, dư nợ tăng thêm của MB trong năm 2012 chủ yếu tập trung vào các khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên dành room tín dụng của MB và NHNN. Cụ thể, tăng trưởng dư nợ tập trung vào các DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu như thương mại; công nghiệp; nhẹ; sản xuất, chế biến lương thực - thực phẩm; dược phẩm…

Sở dĩ MB không rơi vào trạng thái tăng trưởng dư nợ âm hay đứng im như nhiều ngân hàng khác vì ngay từ đầu năm, Ngân hàng đã đề ra những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, theo phương châm đồng hành cùng khách hàng và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động chung của Ngân hàng. Chỉ đạo hoạt động tín dụng năm 2012 của Ban lãnh đạo MB xác định rõ nguyên tắc tăng trưởng tín dụng là: chọn lọc, thận trọng, an toàn, hiệu quả và đảm bảo chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu. MB xác định các đối tượng khách hàng ưu tiên để các đơn vị kinh doanh  chủ động triển khai kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

Một giải pháp khác cũng được triển khai từ đầu năm là MB ban hành kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho từng chi nhánh trong toàn hệ thống theo định kỳ hàng quý và thực hiện giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh này, đồng thời có cơ chế hỗ trợ kinh doanh từ các cơ quan hội sở về việc tiếp cận khách hàng, tăng tốc độ thẩm định, tạo các công cụ bán hàng. Điều quan trọng nhất là MB thực hiện áp dụng lãi suất cho vay phù hợp và nghiên cứu điều chỉnh lãi suất cho vay đối với hợp đồng cũ, nhằm tăng cường mối quan hệ và chia sẻ khó khăn cùng với khách hàng. Bên cạnh đó, MB còn triển khai đồng bộ nhiều chính sách để đồng hành và tăng cường quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Với việc áp dụng mức phí dịch vụ ưu đãi, tỷ giá hợp lý đối với khách hàng tốt, khách hàng truyền thống; gia tăng tiện ích và tốc độ xử lý đối với các giao dịch thanh toán, tài trợ thương mại, tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch…, MB không chỉ giữ vững khách hàng truyền thống, mà còn là địa chỉ tin cậy của các DN muốn tìm kiếm một người bạn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ trên con đường kinh doanh dài hạn.

Trong 6 tháng cuối năm, dự kiến MB sẽ trình NHNN xin chấp thuận tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 25% để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng đã được MB cấp hạn mức, các khách hàng mục tiêu thuộc đối tượng khuyến khích tăng trưởng của MB và NHNN. Theo định hướng từ Ban lãnh đạo MB, trong các tháng cuối năm 2012,  MB tiếp tục duy trì hoạt động tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, ưu tiên tài trợ đối với các khách hàng có hoạt động xuất khẩu, các khách hàng vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu (xăng dầu, dược phẩm, lương thực - thực phẩm…), các doanh nghiệp quân đội vừa làm kinh tế, vừa phục vụ an ninh quốc phòng.

 

MB: giảm lãi suất về mức tối đa 15% kể từ 13/7/2012

Xuất phát từ quan điểm luôn đồng hành, chia sẻ với khách hàng, ngay sau khi tham gia cuộc họp với NHNN, MB đã tiến hành đánh giá, rà soát, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay có dư nợ tại thời điểm ngày 13/7/2012 với mức lãi suất tối đa 15%/năm để cùng khách hàng vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế, ngay trong 6 tháng đầu năm 2012, MB đã chủ trương điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ bằng lãi suất cho vay hiện hành đối với các khách hàng tốt, khách hàng truyền thống. Theo đánh giá của MB, với việc song hành của các NHTM trong điều chỉnh giảm lãi suất và thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất phù hợp với chính sách của NHNN, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, hoạt động chu chuyển vốn tăng mạnh sẽ góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, từ đó tác động tích cực trở lại đến hoạt động của NHTM, đồng thời mang lại lợi ích dài hạn cho hệ thống NHTM.

 

MB: đồng hành và chia sẻ với khách hàng

Ngay khi sau khi NHNN ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Công văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/4/2012 về giải pháp hoạt động tín dụng…, MB đã triển khai chỉ đạo, tổ chức giao ban toàn hệ thống để hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy định này.

Quan điểm xuyên suốt của MB là chủ động phối hợp với khách hàng trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ và khả năng tài chính của khách hàng, để xây dựng phương án cơ cấu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh. Thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vốn vay, cho vay mới trả nợ cũ, nhằm hỗ trợ các khách hàng và minh bạch thông tin tín dụng theo chỉ đạo của NHNN và quy định của MB từng thời kỳ. Việc thực hiện cơ cấu nợ dựa trên các nguyên tắc đánh giá của MB, đảm bảo hỗ trợ đúng khách hàng, đúng khoản vay và được nhận định là khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi cơ cấu nợ, nên rủi ro trong dài hạn có thể được giảm thiểu.

Đánh giá nền kinh tế Việt Nam nói chung, các DN nói riêng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, Ban lãnh đạo MB cho biết, để thực hiện phương châm chia sẻ, hỗ trợ khách hàng, Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi trong các tháng cuối năm 2012 như gói tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng lãi suất ưu đãi theo Thông tư 14 và Thông tư 20, gói tín dụng dành cho các khách hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long…

Là ngân hàng TMCP hàng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, trong mục tiêu chung thực hiện Chiến lược cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ, MB đã xây dựng và triển khai “Chiến lược kinh doanh 2011 - 2015” để tạo ra sức mạnh kinh doanh, quản trị hệ thống của MB, hướng đến mục tiêu có tên trong TOP 3 ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam vào năm 2015. Đây là một mục tiêu lớn, mà MB - một ngân hàng mang tên “Quân đội” đang bước những bước nhanh và vững chắc hiện thực hóa mục tiêu này.

Cổ phiếu MB hấp dẫn trong dài hạn

(ĐTCK) Báo cáo mới nhất ra ngày 20/7/2012 của Công ty Chứng khoán VNDirect về cổ phiếu ngành ngân hàng nhận định, nếu như trong tuần trước đó, các cổ phiếu ngân hàng có mức tăng vượt trội so với thị trường, thì trong tuần qua, các cổ phiếu ngân hàng lại có mức tăng trưởng thấp hơn thị trường. VN-Index tuần qua có mức tăng tới 1,7%, trong khi cổ phiếu ngành ngân hàng tăng 0,8%.

Liên quan đến cổ phiếu MBB, VNDirect nhận định, tuần qua, mặc dù MBB có mức tăng giá hấp dẫn hơn thị trường, nhưng cổ phiếu này vẫn đang bị định giá thấp. Tuần qua, cổ phiếu MBB tăng 3,6% so với tuần trước đó, nhưng VNDirect duy trì quan điểm cho rằng, trong thị trường tăng giá, thì cổ phiếu MBB vẫn còn hấp dẫn trong dài hạn, bởi mức định giá thấp và khả năng duy trì đà tăng giá lên mức định giá cao hơn là 17.000 đồng/cổ phiếu.

Huyền Trâm
Huyền Trâm

Tin cùng chuyên mục