Giảm lãi suất, ngân hàng đang nghe ngóng

(ĐTCK-online) Với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc giảm lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng về 17 - 19%/năm vào giữa tháng 9 tới, các ngân hàng cho biết, đang lên kế hoạch để thực hiện. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các nhà băng, trước mắt lãi suất cho vay sẽ khó xuống mức kỳ vọng, vì chi phí huy động vốn đầu còn cao.
Giảm lãi suất, ngân hàng đang nghe ngóng

Ông Vũ Tú, Tổng giám đốc TiênPhong Bank

Giảm lãi suất, ngân hàng đang nghe ngóng ảnh 1

Ông Vũ Tú, Tổng giám đốc TiênPhong Bank

TiênPhong Bank sẽ áp dụng lãi suất theo mặt bằng chung và theo quy định của NHNN. Đối tượng là tất cả các khách hàng đủ điều kiện vay vốn, riêng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn sẽ được Ngân hàng ưu đãi giảm tối thiểu 0,5%/năm so với mức lãi suất thông thường. Theo tôi, việc giảm lãi suất sẽ là khả thi, nhưng với điều kiện các chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định như hiện nay. Các tháng gần đây, tổng huy động của toàn ngành đã tăng và dư nợ một số ngân hàng tăng trưởng âm. Do đó, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá tốt. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng đã hạ nhiệt và tỷ giá cũng được kiềm chế ổn định. Nếu tất cả các ngân hàng đồng thuận tôn trọng mức trần lãi suất huy động 14%/năm thì lãi suất cho vay sẽ giảm như kỳ vọng. Với trình độ nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khả năng hấp thụ vốn của DN ở mức 20 - 22%/năm rất khó khăn, chi phí vốn lớn khiến nhiều DN không chịu nổi. Muốn kiềm chế lạm phát thì phải để mức lãi suất cao, tuy nhiên không nên để một mình DN hứng chịu. Do đó, giảm lãi suất cho vay là hành động san sẻ gánh nặng cho DN mà theo đó ngân hàng sẽ phải thu hẹp biên độ lợi nhuận, người dân phải chấp nhận mức lãi suất chưa hẳn đã thực dương. Bởi nếu để DN đổ vỡ hàng loạt, nền kinh tế sẽ bị xáo trộn lớn, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

Tôi cho rằng, về dài hạn, Thông tư 22/2011/TT- NHNN vừa được NHNN ban hành sẽ có tác dụng "cởi trói" cho các ngân hàng, thay đổi cơ bản thanh khoản của toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì tác động của thông tư này không quá lớn, do tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây của toàn hệ thống khá thấp, hầu hết ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động.

Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank

Giảm lãi suất, ngân hàng đang nghe ngóng ảnh 2

Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank

Sacombank sẽ thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng xuống mức 17 - 19%/năm vào ngày 5/9 tới theo chủ trương của NHNN. Tuy nhiên, mức lãi suất này trước mắt chỉ được áp dụng cho các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Trong đó, mức lãi suất 17%/năm sẽ được ưu tiên cho những khách hàng tốt, có dự án sản xuất - kinh doanh khả thi và mức 19%/năm sẽ áp dụng cho những DN có mức độ rủi ro cao hơn. Bởi trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc cho vay cũng được Ngân hàng chọn lọc khá kỹ, dù "room" tín dụng của Sacombank hiện vẫn còn nhiều. Tính đến nay, dư nợ tín dụng của Sacombank chỉ mới tăng trưởng khoảng 5% so với chỉ tiêu cho phép cả năm là 20%, song không phải vì thế mà Ngân hàng đẩy mạnh vốn cho vay, ngược lại sẽ chọn lọc kỹ khách hàng hỗ trợ vốn, nhằm hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu. Đồng thời, trước áp lực lãi suất cho vay còn ở mức cao, các DN cũng tỏ ra e ngại trong việc tiếp cận vốn vay để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Đây cũng là lý do khiến tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng trong hơn 2 quý qua còn chậm. Với chủ trương giảm lãi suất cho vay, Thống đốc NHNN vừa ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN về việc hủy bỏ quy định chỉ được sử dụng 80% vốn huy động để cấp tín dụng. Theo tôi, quyết định này sẽ giúp thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn. Đồng thời, các nhà băng có thể sử dụng 90% vốn huy động về để cho vay ra, thay vì phải hạn chế ở mức tối đa 80%, song có khả năng NHNN sẽ sử dụng các biện pháp khác để hạn chế rủi ro. 

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc NamA Bank

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc NamA Bank

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc NamA Bank

Đối với NamA Bank, chúng tôi đã giảm lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng cho phân khúc khách hàng DN ở lĩnh vực xuất, nhập khẩu, nông nghiệp - nông thôn ở mức 17 - 18%/năm so với mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng của NamA Bank hiện nay dao động từ 20 - 21%/năm. Trong đó, với chương trình hỗ trợ vốn cho DN xuất khẩu, NamA Bank dành một ngân sách khoảng 50 triệu USD và khu vực nông nghiệp - nông thôn từ 500 - 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay cũng chưa giải ngân được nhiều vốn cho phân khúc khách hàng nói trên. Vì để đáp ứng được điều kiện hưởng lãi suất 17 - 18%/năm, không phải khách hàng nào cũng làm được. Đáng chú ý là trong bối cảnh khó khăn, chúng tôi cần chọn lọc kỹ khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro nợ khó đòi.

Cho dù đến thời điểm này, "room" tín dụng của NamA Bank vẫn còn khá lớn so với chỉ tiêu NHNN cho phép, song không phải vì thế mà chúng tôi ồ ạt đẩy vốn cho vay mà luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng. Mặt khác, với áp lực lãi suất còn ở mức cao thì việc tiếp cận vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất - kinh doanh không phải DN nào cũng làm được. Theo tôi, với các DN ở lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khó có thể chịu được lãi suất cho vay ở mức 20 - 22%/năm. Hiện nay, NHNN đã có giải pháp thực hiện giảm lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng về mức 17 - 19%/năm. Tuy nhiên, với tình hình của những tháng còn lại trong năm 2011, tôi cho rằng, lãi suất cho vay tiền đồng có thể giảm, nhưng trước mắt chỉ sẽ xoay quanh mức 18%/năm.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB

Giảm lãi suất, ngân hàng đang nghe ngóng ảnh 4

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB

Việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới là điều đã được chúng tôi tính đến. Tuy nhiên, trước mắt OCB sẽ theo dõi sát tình hình thị trường cũng như mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng bạn, nhất là những nhà băng lớn, để có thể đưa ra chính sách lãi suất phù hợp.

Tính đến thời điểm này, OCB chỉ mới sử dụng hết khoảng 12% "room" tín dụng so với mức cho phép 20% trong năm nay. Vì thế, cũng như các nhà băng khác, việc cắt giảm lãi suất cho vay thỏa thuận đang được OCB lên kế hoạch và thực hiện theo chủ trương để giảm áp lực cho khách hàng và kích thích tín dụng, song trước mắt Ngân hàng vẫn nghe ngóng xem xét tình hình thị trường mới vào cuộc.

Ông Nguyễn Hữu Đặng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc HDBank

Ông Nguyễn Hữu Đặng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc HDBank

Ông Nguyễn Hữu Đặng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc HDBank

Thực hiện chủ trương của NHNN, HDBank cũng đang tính đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng về mức 17 - 19%/năm. Hạn mức tín dụng HDBank dành để triển khai cho chương trình lãi suất ưu đãi vào khoảng 1.000 - 2.000 tỷ đồng. Nhưng trước mắt, Ngân hàng chỉ áp dụng cho đối tượng khách hàng ở lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn. Còn nếu xét trên diện rộng thì mức lãi suất ưu đãi trên chưa thể áp dụng cho tất cả các khách hàng. Vì thực tế, trần lãi suất huy động đầu vào vẫn ở mức cao, cạnh tranh huy động nguồn tiền nhàn rỗi cũng còn khó khăn. Do đó, trước mắt chúng tôi sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ở một số phân khúc khách hàng trên và trước đó là DN ở lĩnh vực phụ trợ, đồng thời HDBank sẽ tiếp tục xem xét tình hình thị trường cũng như mặt bằng lãi suất chung để cắt giảm theo chủ trương của NHNN đưa ra. Qua đó, Ngân hàng có thể giảm áp lực lãi suất cho DN, kích thích tín dụng.

Thùy Vinh
Thùy Vinh

Tin cùng chuyên mục