Cung tiền ra nhằm đáp ứng các yêu cầu trước mắt

Trước hiện tượng lãi suất ngân hàng tăng cao đồng thời một số NH có biểu hiện thiếu thanh khoản, NHNN đã thực hiện bơm ra khoảng 23.000 tỷ đồng. Điều này có đi ngược lại chính sách hút tiền về nhằm kiềm chế lạm phát?
Khan hiếm VND, nhiều ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cao để thu hút khách hàng (ảnh minh hoạ). Khan hiếm VND, nhiều ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cao để thu hút khách hàng (ảnh minh hoạ).

 

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội NH.

Các NH đang chạy đua tăng lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất tiền gửi càng ngắn hạn càng cao. Đó có phải là biểu hiện của việc khan hiếm tiền đồng và là một cách để chuẩn bị tiền cho việc mua vào tín phiếu bắt buộc?

 

Thực tế vốn khả dụng của các NHTM là thiếu, do thời kỳ trước phát triển tín dụng quá mạnh. Mặt khác lạm phát lại tăng cao nên xuất hiện tình trạng lãi suất âm. Các NH vì vậy phải tăng lãi suất huy động để thực hiện chính sách lãi suất dương. Tôi cho đây là chuyện hết sức bình thường của thị trường.

 

Trước đây khi chính sách tiền tệ không thắt chặt lắm, NH có các trái phiếu, tín phiếu đấu thầu, chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN để có tiền nhưng hiện kiểm soát chặt nên các NH phải xoay sang huy động vốn và cần ngay để xử lý các vấn đề hiện tại. Do đó thời hạn gửi càng ngắn thì lãi suất lại càng cao.

 

Việc tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn lên cao liệu có tiềm ẩn rủi ro không, khi khả năng sử dụng nguồn vốn này thấp?

 

Lãi suất không kỳ hạn vừa qua không tăng, mà chủ yếu là tăng đối với tiền gửi kỳ hạn ngắn 1-3 tháng. Các NH đều đã có những tính toán cho vấn đề này.

 

Vừa qua, NHNN đã bơm thêm trên 23.000 tỷ đồng và còn sẽ tiếp tục trong những ngày tới. Liệu điều này có đi ngược lại kế hoạch hút vốn về?

 

Điều hành chính sách tiền tệ là phải linh hoạt, có bơm ra, có hút vào từng thời điểm phù hợp. Việc hút vào 20.300 tỉ bằng tín phiếu bắt buộc chỉ là một phần, còn cả yêu cầu dự trữ bắt buộc cũng hút vào rất nhiều. Việc bơm tiền ra là nhằm cung cấp phương tiện thanh toán giúp các NH tăng khả năng thanh khoản. Điều này có tác động: Lãi suất liên NH hạ ngay, tình trạng thanh khoản của các NH được cải thiện.

 

Không thể nhìn vào diễn biến đó mà cho rằng NHNN chưa kịp rút tiền vào đã phải bơm tiền ra. Tất nhiên trong lúc lạm phát lượng bơm ra, hút vào phải được tính toán để  có khả năng kiểm soát được khối lượng tiền.

 

Hành động bơm tiền ra phải được tính toán đúng lúc, đúng khối lượng. Những giải pháp mà NHNN đưa ra là đúng và cần thiết. Việc hút bớt tiền từ lưu thông là cần thiết, nhưng để nền kinh tế hoạt động thì vẫn phải có dòng chảy ra. Chúng ta cần chờ đợi bởi chuyện này không thể ngay lập tức có tác động.

Theo LĐ

Tin liên quan:

>>NHNN bơm 20.000 tỷ đồng nhằm hạ nhiệt lãi suất

>>Căng thẳng cung - cầu tiền đồng

>>Lãi suất tăng cao và những tác động không mong đợi

>>Chính sách tiền tệ và nguy cơ lạm phát

>>Căng thẳng cho vay VND

>>Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ

>>Ngân hàng tăng lãi suất, tạm ngừng cho vay

>>Lãi suất VND căng như dây đàn

>>Lạm phát 2 con số

Tin cùng chuyên mục