Có khung pháp lý cho ngân hàng phá sản nhưng vẫn chưa rõ ràng

(ĐTCK) Để đảm bảo không có đổ vỡ lớn trong hệ thống, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ cho tổ chức tín dụng (TCTD) vay đặc biệt để đảm bảo về thanh khoản. Sau khi tổ chức tín dụng phá sản sẽ dùng đến bảo hiểm tiền gửi. 
Ảnh Internet Ảnh Internet

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD đã có khung pháp lý cho ngân hàng phá sản nhưng vẫn chưa rõ ràng về việc ngân sách, bảo hiểm và người gửi tiền chịu trách nhiệm đến đâu.

Bên cạnh đó, tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2017 - Tương lai ngành Tài chính, ông Thành cho biết, việc xử lý nợ xấu có chuyển biến tích cực nhờ Nghị quyết 42/2017/QH14 xử lý nợ xấu. Năm 2017, Chính phủ quyết định đưa việc xử lý nợ xấu vào Luật sửa đổi để có khung pháp lý tốt cho các ngân hàng trong dài hạn. Bước đầu, việc sửa Luật và áp dụng vào thực tiễn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Do đó Chính phủ đã tách phần thí điểm xử lý nợ xấu trước mắt đưa vào Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết 42 tăng quyền cho các ngân hàng và cho phép mọi nhà đầu tư tham gia mua bán nợ xấu/tài sản trên thị trường thứ cấp.

Ngoài ra, các khoản nợ xấu được thí điểm xử lý theo Nghị quyết 42 là khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017 nên sẽ là động lực cho các ngân hàng công bố nợ xấu tại thời điểm này.

Phan Hằng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục