Áp dụng thẻ điểm cân bằng khi đầu tư

(ĐTCK) Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) thường được sử dụng nhằm đo lường mục tiêu và chiến lược kinh doanh dựa trên kết quả được thể hiện qua bốn chức năng chính trong một doanh nghiệp. Với thẻ điểm cân bằng, các nhà quản lý cấp cao sẽ có một cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty.

Phát triển thẻ điểm cân bằng trong đầu tư

Thẻ điểm cân bằng được vận dụng khi nhìn một cách tổng thể hạng mục đầu tư tiềm năng trong danh mục đầu tư của mình với bốn yếu tố chính. Đó là thông tin tài chính (bảng cân đối kế toán và các chỉ số đánh giá kết quả thông thường), mức độ hài lòng của khách hàng (sản phẩm hiện hữu và mới, dịch vụ khách hàng chất lượng cao), chuẩn quy trình nghiệp vụ (nghệ thuật điều hành, tổ chức trong kinh doanh), phát triển tổ chức (chế độ trọng dụng và giữ người tài).

Bốn mảng ghép của thẻ điểm cân bằng: Nghiên cứu – phát triển, quy trình nghiệp vụ, khách hàng và tài chính khi được tách riêng và phân tích kỹ lưỡng có thể cho thấy tổng quan “sức khỏe” của một đối tượng đầu tư tiềm năng. Từ đó, bạn có thể so sánh, xác định rõ ràng hơn tỉ lệ rủi ro, khả năng sinh lợi (ROI) của từng đối tượng đầu tư để ra quyết định đầu tư có lợi nhất.

Bức tranh toàn cảnh

Áp dụng thẻ điểm cân bằng khi đầu tư ảnh 1

Bảng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ hết “sức khỏe” của doanh nghiệp đó, mà xa hơn là các yếu tố gồm sự tương tác của doanh nghiệp trên thị trường; sự phát triển song hành giữa cấp quản lý và nhân viên trong tổ chức; sự gia tăng lượng khách hàng mới và duy trì các khách hàng hiện hữu.

Với những “phù thủy” đầu tư như Warren Buffet vốn là những nhà đầu tư khó tính. Họ luôn muốn tìm hiểu chi tiết về tình hình “sức khỏe” và tiềm năng phát triển trong tương lai của những mục tiêu đầu tư tiềm năng. Họ luôn nhìn tổng thể của một bức tranh và không ngừng phân tích, thẩm định nguồn gốc của các thông tin đó.

Những thông tin như: Đối tác có đáng tin cậy? Thông tin có chính xác? Những thông tin nào cần kiểm chứng thêm? Sau khi chọn lọc thông tin, họ sẽ bắt đầu so sánh đối chiếu dữ liệu quá khứ và hiện tại để dự đoán xu hướng trong tương lai của đối tượng đầu tư tiềm năng để ra quyết định đầu tư tối ưu hóa cho mình.

Bài học đúc kết từ việc vận dụng thẻ điểm cân bằng

Khi rót vốn đầu tư vào một doanh nghiệp chính là lúc bạn “bơm năng lượng” cho một cỗ máy hoạt động để tạo ra nguồn năng lượng thặng dư, đó chính là lợi nhuận mang lại từ quyết định đầu tư vào một danh mục đầu tư có tiềm lực vận hành tốt. Lúc này thẻ điểm cân bằng trong đầu tư chính là “hồ sơ sức khỏe tổng quát” của bạn: giúp bạn theo dõi “sức khỏe” của đối tượng đầu tư. Đôi khi bạn phải hành động thật nhanh và thỉnh thoảng bạn phải thật thận trọng và kiên nhẫn.

Đối phó với “hậu Brexit”? Đừng vội hoang mang. Hãy thu thập, kiểm tra và đối chiếu các nguồn thông tin bạn có, đồng thời tính toán trước khi đưa ra quyết định trong giai đoạn này.

Đối tác đầu tư chiến lược

Áp dụng thẻ điểm cân bằng khi đầu tư ảnh 2

Trong vòng 6 năm qua, FE CREDIT với các sản phẩm chủ đạo như vay tiền mặt, vay mua xe máy, trả góp đồ điện máy gia dụng, thẻ tín dụng cùng thủ tục đơn giản, quy trình nhanh chóng đã phục vụ cho gần 3 triệu khách hàng trên toàn quốc. FE CREDIT hiện đang dẫn đầu với mức tăng trưởng liên tục trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

Công ty không ngừng cải tiến cơ sở hạ tầng, quy trình hoạt động nhằm mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị rủi ro và quản trị nguồn nhân lực luôn được đặt hàng đầu nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của FE CREDIT. Trong tương lai, FE CREDIT sẽ tiếp tục mở rộng các kênh phân phối đặc biệt là kênh phân phối trực truyến.

Các yếu tố trên cho phép FE CREDIT tập trung vào các hoạt động ngăn chặn nợ xấu và giảm thiểu rủi ro. FE CREDIT được minh chứng là một trong những doanh nghiệp có hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ với tiêu chuẩn chất lượng liên tục được nâng cấp và phát triển đồng nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn chú trọng nghiên cứu thị trường nhằm hiểu rõ về nhu cầu và thói quen chi tiêu tài chính của khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh chiến lược theo từng thời kỳ. FE CREDIT áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế  trong việc chắt lọc, cân bằng giữa dữ liệu và kế hoạch hành động thực tế để tạo nên những danh mục đầu tư mang đến lợi nhuận cao nhất cho các đối tác.

FE CREDIT hiện có hai dòng sản phẩm huy động vốn được định hình và hoàn thiện cả về quy mô lẫn chất lượng để phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi và Tiền gửi có kỳ hạn. Giá trị đầu tư tối thiểu 50.000.000 đồng, kỳ hạn linh hoạt từ 01 đến 60 tháng.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong nửa đầu năm 2016 thị trường đã huy động đến 23 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ Đô la Mỹ) thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi từ các công ty tài chính, cao hơn 64% so với tổng giá trị huy động năm ngoái.

Đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn là một lựa chọn an toàn, mang đến lợi nhuận bền vững với mức rủi ro thấp nhất đã được minh chứng qua thời gian.

Trong vòng 6 năm qua, FE CREDIT với các sản phẩm chủ đạo như vay tiền mặt, vay mua xe máy, trả góp đồ điện máy gia dụng, thẻ tín dụng cùng thủ tục đơn giản, quy trình nhanh chóng đã phục vụ cho gần 3 triệu khách hàng trên toàn quốc.

FE CREDIT đã vinh dự được các tổ chức quốc tế Global Brands Magazine – Vương quốc Anh chứng nhận giải thưởng “Thương hiệu Tài chính tiêu dùng tốt nhất Việt Nam 2016” và Global Banking & Finance Review (GBAF) - Vương quốc Anh chứng nhận giải thưởng “Công ty Tài chính Tiêu Dùng tốt nhất Việt Nam 2016” (Best Consumer Finance Company Vietnam 2016).

Truy cập website: www.fecredit.com.vn hoặc liên hệ (08) 39 115 212/ treasury@fecredit.com.vn để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư cùng FE CREDIT.

Nguồn: FE CREDIT

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục