Tiền đâu như thác đổ?

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán sôi động thực sự, tăng trưởng ngoạn mục với giá trị giao dịch hàng ngìn tỷ đồng mỗi phiên. So với tuần trước đó, tuần qua, VN-Index tăng 67,08 điểm, giá trị giao dịch bình quân 1.746,25 tỷ đồng/phiên, khối lượng giao dịch bình quân 50,7 triệu CP/phiên; HASTC-Index đóng cửa 169,51 điểm, tăng 25,38 điểm, giá trị giao dịch bình quân 1.084,9 tỷ đồng/phiên, khối lượng giao dịch bình quân 33,32 triệu CP/phiên. Tính cả hai sàn, mỗi phiên giá trị giao dịch đã lên đến xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.
Luồng tiền thực ra vẫn nằm trong thị trường và bây giờ mới gia tăng giao dịch. Luồng tiền thực ra vẫn nằm trong thị trường và bây giờ mới gia tăng giao dịch.

Vậy dòng tiền đó ở đâu ra khi mà xuất khẩu sa sút, công nhân thất nghiệp, một số làng nghề phá sản, các quỹ đầu tư nước ngoài chưa mua - bán mạnh, vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm?

Để trả lời câu hỏi này, phải quay ngược thời gian về thời kỳ 2006 - 2007. Khi đó Việt Nam trở thành trọng điểm thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ riêng số tiền đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư ngoại xét theo giá thị trường đã lên đến 20 tỷ USD theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Số tiền này cộng với nội lực trong nước đã đẩy VN-Index lên trên 1.000 điểm. Vậy chúng giờ ở đâu?

Thực tế, chúng chẳng đi được đâu xa khỏi Việt Nam , bởi khi thế giới suy thoái thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tê liệt khi lãi suất VND lên xấp xỉ 20%/năm. Giá nhiều cổ phiếu còn một phần mười, thị trường mất thanh khoản trầm trọng. Nếu có muốn chạy cũng không chạy được, mà nếu có chạy được thì vốn liếng cũng chẳng còn là bao.

Chúng ta hay nghe tới những nhà đầu tư thua lỗ, nhưng thực chất cũng có những nhà đầu tư được rất nhiều, những công ty phát hành cổ phiếu thời kỳ đó được rất nhiều. Thế nên, tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác mà thôi.

Tôi mua cổ phiếu giá cao lỗ nặng, nhưng anh là người bán thì anh lại lãi to. Nếu anh tiếp tục mua cổ phiếu giá cao thì phần lãi của anh bị san sẻ. Nếu anh may mắn mua đất hay gửi ngân hàng vào thời kỳ đó thì số lãi lại được nhân thêm. Còn với những người không giao dịch thì giá cao rồi thấp chỉ là kỷ niệm buồn mà thôi.

Mặt khác, ta thường nghe nói thu nhập người dân ở các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng cao khi giá dầu tăng. Vậy ở nước ta có gì làm tăng tài sản của người dân? Xin thưa đó là vàng, chúng tăng giá khoảng 3 lần trong mấy năm gần đây, đồng nghĩa với tài sản của những người sở hữu vàng tăng gấp 3 lần. Mà truyền thống nhà giàu ở Việt Nam là tích trữ vàng, nên người giàu Việt Nam vẫn giàu, vẫn nhiều tiền.

Khủng hoảng thế giới chỉ tác động tới người làm công ăn lương mà thôi.

Đó chính là lý do giá nhà đất, chứng khoán vẫn tăng khi dòng tiền quay trở lại.

Giá vẫn tăng cho tới khi nào hấp thụ hết lượng tiền ở trên. Lượng tiền đã làm cho chỉ số chứng khoán tăng đến hơn 1.000 điểm trong thời gian trước.

Nguyễn Tuấn Việt, 417 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Nguyễn Tuấn Việt, 417 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội