Thụy Sĩ đưa vắcxin chống COVID-19 vào tiêm chủng trong tháng 10

Người đứng đầu ngành miễn dịch học tại trường Đại học Bern Martin Bachmann khẳng định có cơ hội để điều chế vắcxin thành công và hy vọng sẽ là cơ sở đầu tiên sản xuất vắcxin chống dịch COVID-19.
(Ảnh minh họa. Bloomberg/TTXVN). (Ảnh minh họa. Bloomberg/TTXVN).

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) hy vọng sẽ là cơ sở đầu tiên sản xuất vắcxin chống dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm này và sẽ đưa vào chương trình tiêm chủng vào tháng 10 tới.

Người đứng đầu ngành miễn dịch học tại trường Đại học Bern Martin Bachmann khẳng định có cơ hội để điều chế vắcxin thành công.

Ông Bachmann, cũng là Giáo sư về vắcxin tại Viện Jenner, Đại học Oxford, cho biết việc đẩy nhanh sản xuất vắcxin có thể được giải thích một phần nhờ khả năng sản xuất dễ dàng, trong bối cảnh Đại học Bern đã có 200 lít lên men sinh học vi khuẩn, cần thiết để có thể sản xuất 10-20 triệu liều.

Theo ông Bachmann, vắcxin là giải pháp có khả năng mở rộng rất lớn và có khả năng sản xuất hàng tỷ liều trong một thời gian ngắn.

Vắcxin được nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ phát triển có cách tiếp cận khác với các phòng thí nghiệm khác bằng cách sử dụng cái được gọi là các hạt giống virus, không lây nhiễm - không giống như khi sử dụng virus, và cung cấp phản ứng miễn dịch tốt.

Một nguyên mẫu đã được phát triển vào tháng Hai, chỉ vài tuần sau khi virus SARS-CoV-2 được xác định ở Trung Quốc, và đã cho thấy hiệu quả trong các thử nghiệm trên chuột.

Hầu hết các chuyên gia y tế và chính quyền các nước cho rằng để có vắcxin sớm nhất cũng phải mất khoảng 1 năm đến 18 tháng.

Theo thống kê, Thụy Sĩ đã ghi nhận gần 28.000 người mắc COVID-19 và hơn 1.400 ca tử vong.

Trên thế giới, khoảng 2,5 triệu người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 với 170.000 ca tử vong.


Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục