Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 140 tỷ USD, giảm 32 tỷ USD

(ĐTCK) Tại diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra, ông Sammir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance đã đưa ra những con số rất đáng lưu tâm về giá trị thương hiệu của Việt Nam và mức đóng góp của thương hiệu quốc gia cho giá trị bán hàng.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng từ 43 lên 49 nhờ một số chỉ số cụ thể được tăng lên như đầu tư, du lịch, dịch vụ hàng hóa, xếp hạng chung (ảnh: zing.vn) Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng từ 43 lên 49 nhờ một số chỉ số cụ thể được tăng lên như đầu tư, du lịch, dịch vụ hàng hóa, xếp hạng chung (ảnh: zing.vn)

Tại diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra, ông Sammir Dixit, Giám đốc vùng châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance đã đưa ra những con số rất đáng lưu tâm về giá trị thương hiệu của Việt Nam và mức đóng góp của thương hiệu quốc gia cho giá trị bán hàng.

Theo đánh giá của ông Sammir, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá là 140 tỷ USD vào năm 2015, năm 2014 là 172 tỷ USD, như vậy tức là đã giảm đi 19%.

Vị giám đốc này cũng cho biết trên bảng tổng soát thì điểm thể hiện chỉ số lượng hóa sức mạnh thương hiệu của Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng từ 43 lên 49 nhờ một số chỉ số cụ thể được tăng lên như đầu tư, du lịch, dịch vụ hàng hóa, xếp hạng chung; song tính chung lại thì chỉ cao hơn Campuchia. Hiện nay Singapore đang nổi bật, đi đầu trong ASEAN về chỉ số sức thương hiệu quốc gia.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá là 140 tỷ USD vào năm 2015, năm 2014 là 172 tỷ USD, như vậy tức là đã giảm đi 19%

“Các yếu tố mà Việt Nam còn yếu là chất lượng, vòng đời sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, về nhập khẩu xuất khẩu, các chỉ số thương mại, mức độ thỏa mãn của khách hàng, các chỉ số về năng suất, chất lượng và trình độ lao đông… Tất cả những chỉ số này kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh của một thương hiệu quốc gia, và trong thương hiệu của Việt Nam thì những chỉ số này còn thấp thể hiện giá trị sức mạnh của thương hiệu quốc gia Việt Nam chưa cao”, ông Sammir phân tích.

Theo khuyến nghị của chuyên gia thương hiệu này, Việt Nam hiện đang rất ấn tượng với ba chữ là ấn tượng, đổi mới sáng tạo và tiên phong. Xây dựng thương hiệu quốc gia phải đạt được 3 tiêu chí đó, ra thế giới cũng phải truyền tải được các tiêu chí này, thể hiện đủ 3 hàm lượng đó.

Kết nối thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp

Theo thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đang là chủ đề nóng bỏng, và cấp thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết và thực thi nhiều Hiệp định quan trọng, trong đó có TPP, giúp mang lại cơ hội nhiều hơn song cũng đi kèm với thách thức lớn hơn.

Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, trong các mô hình liên kết của các doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nói riêng.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2015 đã đạt được đồng thuận cao về việc sớm thiết lập một mô hình liên kết các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nhằm đẩy mạnh “liên kết” giữa các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp, giúp tạo sức mạnh cộng hưởng cho toàn nền kinh tế.

Do đó, ngoài những nội dung trao đổi về kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia Chương trình THQG, nhân dịp Diễn đàn lần thứ 9 năm nay, Diễn đàn doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia sẽ chính thức được ra mắt với vai trò là một mô hình kết nối giữa các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia với nhau, cũng như tạo điều kiện để kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung. 

Hiếu Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục