Trong năm nay, giá cổ phiếu của Adidas tăng 61% và nằm trong nhóm cổ phiếu “blue-chip” tăng mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Đức.
Các nhà đầu tư coi cổ phiếu của Adidas là mã cổ phiếu "thượng hạng," có độ an toàn và ổn định cao.
Giám đốc điều hành Adidas, ông Herbert Hainer, mới đây đã bày tỏ sự tin tưởng tập đoàn đồ thể thao của Đức này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và cải thiện được lợi nhuận trong giai đoạn ông tiến hành chuyển giao trọng trách của mình cho Kasper Rorsted, nguyên giám đốc điều hành của tập đoàn Henkel (Đức).
Sản phẩm sáng tạo
Bằng niềm đam mê với những đôi giày thể thao của mình, Adolf (Adi) Dassler bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh vào những năm 1920 tại Herzogenaurach, ở Đức, cùng với người anh trai là Rudolph Dassler.
Công ty gia đình này đã phân tách vào năm 1948. Adi Dassler đã chính thức thành lập Adidas, còn and trai thành lập Puma.
Nhanh chóng được biết đến trên sàn giao dịch chứng khoán, thế mạnh của Adidas chính là sức sáng tạo.
Adi Dassler đã đăng ký hơn 700 bằng sáng chế. Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng từ quần áo trang phục, túi sách, đồng hồ, kính mát…
Sản phẩm giày dép, trang phục thể thao cao cấp của Adidas thường hướng đến các vận động viên thể thao nổi tiếng, tạo ra những chiến dịch quảng bá bán hàng rất tinh tế cho sản phẩm mà công ty thiết kế.
Adidas tập trung hướng đến các khán giả trẻ tuổi với hàng hoạt chiến dịch năng động.
Hằng năm Adidas thiết kế và tung ra thị trường khoảng 1.500 mẫu mặt hàng quần áo, trang phục vận động viên thể thao, trên 600 mẫu mã giày thể thao khác nhau, thậm chí hàng trăm cải tiến từ đế giầy cho tới dây buộc đã được nghiên cứu và áp dụng cho giày Adidas.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng khi nghiên cứu thiết kế và tiến hành đầu tư kỹ lưỡng, Adidas đã xây dựng được thương hiệu tiên tiến hàng đầu trên thị trường, sản xuất ra những sản phẩm mới, sáng tạo.
Hiện Adidas có trên 100 chi nhánh ở 20 quốc gia và xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia.
Thị trường truyền thống
Ngay từ năm 1968, Adidas bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại Mỹ - thị trường đồ thể thao lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Sau đó một vài năm Adidas đã thống lĩnh thị trường này, nhưng đến thập kỷ 1980 Adidas đã bị tập đoàn Nike qua mặt.
Năm 1990, Adidas chỉ còn nắm giữ khoảng 3% thị trường truyền thống này.
Trong giai đoạn từ giữa năm 1988 đến 1992, doanh thu của Adidas đã giảm từ gần 2 tỷ USD xuống 1,7 tỷ USD.
Đến năm ngoái, thị phần của Adidas ở thị trường Mỹ ở mức 4,5%.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune gần đây, phụ trách khu vực Bắc Mỹ Mark King của Adidas cho biết doanh số bán hàng quý 2 trong tài khóa hiện nay của Adidas đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt mức tăng hai con số ở quý 1 và trong cả tài khóa 2015.
Theo ông King, tốc độ tăng trưởng vượt bậc kể trên ở thị trường Bắc Mỹ là nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến mức tăng doanh số bán hàng tới 60% đối với sản phẩm giày chạy bộ áp dụng công nghệ mới trong nửa đầu tài khóa hiện nay.
Công nghệ Boost của Adidas ra đời đã làm nên một cuộc cách mạng. Boost sử dụng kỹ thuật phun hơi hoàn toàn mới trong ngành công nghiệp giày mang lại sự trợ lực tối ưu mà vẫn thoải mái nhẹ nhàng.
Không chỉ vậy, Boost còn duy trì được đặc tính ưu việt của mình sau thời gian dài sử dụng ở nhiều nhiệt độ khác nhau.
Bí mật của công nghệ này nằm ở lớp đệm được tạo ra từ hàng nghìn viên nang năng lượng chất liệu polymer cao cấp được ép nhiệt theo phương thức đặc biệt.
Mỗi viên nang liên kết với nhau theo cấu trúc tế bào độc đáo sẽ hoạt động như một lò giữ năng lượng giúp bảo quản và sau đó hồi trả năng lượng trở lại.
Adidas đã có được một năm kinh doanh 2015 tốt nhất trong nhiều năm qua với mức lãi ròng đạt 634 triệu euro (689 triệu USD), tăng 29% so với năm trước đó. Doanh số bán hàng cả năm cũng đã tăng 16%.
Ông Hainer cho biết Adidas dự định mở một nhà máy gần Atlanta (Mỹ) vào năm 2017 để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng hiện nay.
Nhà máy mới ở Mỹ này sẽ tạo ra khoảng 160 việc làm và do Oechsler Motion GmbH điều hành.
Adidas cũng đang hợp tác với tập đoàn cơ khí Đức Manz để phát triển công nghệ sản xuất tự động mới.
Dưới thời ông Hainer làm giám đốc điều hành, Adidas có hai trung tâm sản xuất lớn nhất được đặt tại trụ sở chính Herzogenrauch (Bavaria, Đức) và Porland (Oregon, Mỹ).
Đây cũng là hai trung tâm công nghệ, nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm của Adidas.
Còn tân Giám đốc điều hành Rorsted là người Đan Mạch tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, ông trải qua thời gian đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và mang lại thành công vang dội cho Henkel.
Trước những chiến tích này, các nhà đầu tư kỳ vọng ông Rorsted có thể mang lại điều kỳ diệu tương tự cho Adidas.
Các nhà đầu tư coi cổ phiếu của Adidas là mã cổ phiếu "thượng hạng," có độ an toàn và ổn định cao.
Giám đốc điều hành Adidas, ông Herbert Hainer, mới đây đã bày tỏ sự tin tưởng tập đoàn đồ thể thao của Đức này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và cải thiện được lợi nhuận trong giai đoạn ông tiến hành chuyển giao trọng trách của mình cho Kasper Rorsted, nguyên giám đốc điều hành của tập đoàn Henkel (Đức).
Sản phẩm sáng tạo
Bằng niềm đam mê với những đôi giày thể thao của mình, Adolf (Adi) Dassler bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh vào những năm 1920 tại Herzogenaurach, ở Đức, cùng với người anh trai là Rudolph Dassler.
Công ty gia đình này đã phân tách vào năm 1948. Adi Dassler đã chính thức thành lập Adidas, còn and trai thành lập Puma.
Nhanh chóng được biết đến trên sàn giao dịch chứng khoán, thế mạnh của Adidas chính là sức sáng tạo.
Adi Dassler đã đăng ký hơn 700 bằng sáng chế. Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng từ quần áo trang phục, túi sách, đồng hồ, kính mát…
Sản phẩm giày dép, trang phục thể thao cao cấp của Adidas thường hướng đến các vận động viên thể thao nổi tiếng, tạo ra những chiến dịch quảng bá bán hàng rất tinh tế cho sản phẩm mà công ty thiết kế.
Adidas tập trung hướng đến các khán giả trẻ tuổi với hàng hoạt chiến dịch năng động.
Hằng năm Adidas thiết kế và tung ra thị trường khoảng 1.500 mẫu mặt hàng quần áo, trang phục vận động viên thể thao, trên 600 mẫu mã giày thể thao khác nhau, thậm chí hàng trăm cải tiến từ đế giầy cho tới dây buộc đã được nghiên cứu và áp dụng cho giày Adidas.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng khi nghiên cứu thiết kế và tiến hành đầu tư kỹ lưỡng, Adidas đã xây dựng được thương hiệu tiên tiến hàng đầu trên thị trường, sản xuất ra những sản phẩm mới, sáng tạo.
Hiện Adidas có trên 100 chi nhánh ở 20 quốc gia và xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia.
Thị trường truyền thống
Ngay từ năm 1968, Adidas bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại Mỹ - thị trường đồ thể thao lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Sau đó một vài năm Adidas đã thống lĩnh thị trường này, nhưng đến thập kỷ 1980 Adidas đã bị tập đoàn Nike qua mặt.
Năm 1990, Adidas chỉ còn nắm giữ khoảng 3% thị trường truyền thống này.
Trong giai đoạn từ giữa năm 1988 đến 1992, doanh thu của Adidas đã giảm từ gần 2 tỷ USD xuống 1,7 tỷ USD.
Đến năm ngoái, thị phần của Adidas ở thị trường Mỹ ở mức 4,5%.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune gần đây, phụ trách khu vực Bắc Mỹ Mark King của Adidas cho biết doanh số bán hàng quý 2 trong tài khóa hiện nay của Adidas đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt mức tăng hai con số ở quý 1 và trong cả tài khóa 2015.
Theo ông King, tốc độ tăng trưởng vượt bậc kể trên ở thị trường Bắc Mỹ là nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến mức tăng doanh số bán hàng tới 60% đối với sản phẩm giày chạy bộ áp dụng công nghệ mới trong nửa đầu tài khóa hiện nay.
Công nghệ Boost của Adidas ra đời đã làm nên một cuộc cách mạng. Boost sử dụng kỹ thuật phun hơi hoàn toàn mới trong ngành công nghiệp giày mang lại sự trợ lực tối ưu mà vẫn thoải mái nhẹ nhàng.
Không chỉ vậy, Boost còn duy trì được đặc tính ưu việt của mình sau thời gian dài sử dụng ở nhiều nhiệt độ khác nhau.
Bí mật của công nghệ này nằm ở lớp đệm được tạo ra từ hàng nghìn viên nang năng lượng chất liệu polymer cao cấp được ép nhiệt theo phương thức đặc biệt.
Mỗi viên nang liên kết với nhau theo cấu trúc tế bào độc đáo sẽ hoạt động như một lò giữ năng lượng giúp bảo quản và sau đó hồi trả năng lượng trở lại.
Adidas đã có được một năm kinh doanh 2015 tốt nhất trong nhiều năm qua với mức lãi ròng đạt 634 triệu euro (689 triệu USD), tăng 29% so với năm trước đó. Doanh số bán hàng cả năm cũng đã tăng 16%.
Ông Hainer cho biết Adidas dự định mở một nhà máy gần Atlanta (Mỹ) vào năm 2017 để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng hiện nay.
Nhà máy mới ở Mỹ này sẽ tạo ra khoảng 160 việc làm và do Oechsler Motion GmbH điều hành.
Adidas cũng đang hợp tác với tập đoàn cơ khí Đức Manz để phát triển công nghệ sản xuất tự động mới.
Dưới thời ông Hainer làm giám đốc điều hành, Adidas có hai trung tâm sản xuất lớn nhất được đặt tại trụ sở chính Herzogenrauch (Bavaria, Đức) và Porland (Oregon, Mỹ).
Đây cũng là hai trung tâm công nghệ, nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm của Adidas.
Còn tân Giám đốc điều hành Rorsted là người Đan Mạch tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, ông trải qua thời gian đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và mang lại thành công vang dội cho Henkel.
Trước những chiến tích này, các nhà đầu tư kỳ vọng ông Rorsted có thể mang lại điều kỳ diệu tương tự cho Adidas.