Thuế phí Việt Nam chiếm tới 32%/GDP

(ĐTCK) Các chuyên gia cho rằng, trong vài năm tới chưa nên thu thuế tài sản, không nên tăng thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, bởi thuế, phí ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, lên tới 32%/GDP so với khuyến cáo của WB là 18-20%/GDP.
Thuế phí Việt Nam chiếm tới 32%/GDP

Tại cuộc Tọa đàm khoa học Đối thoại “Đề xuất của Bộ Tài chính về sửa đổi các Luật thuế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều” do trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế và các học giả đều đồng loạt khuyến cáo cần hết sức thận trọng với việc tăng thuế và nên đẩy mạnh tái cơ cấu ngân sách và giảm chi, tiết kiệm, không phải chỉ tăng thuế.

Trước đề xuất của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung 6 loại thuế mới đây, các ý kiến chuyên gia đều cho rằng, trong vài năm tới chưa nên thu thuế tài sản, không nên tăng thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, bởi thuế, phí ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, lên tới 32%/GDP so với khuyến cáo của WB là 18-20%/GDP.

Do đó, việc tăng thuế sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới đại đa số người dân có thu nhập từ mức trung bình trở xuống và nhất là lại tiếp tục tăng thuế sẽ dẫn tới tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Các chuyên gia khuyến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, đồng thời có giải pháp nhằm kiểm soát và tiết kiệm chi, chống nợ đọng và thất thu thuế, chống tham nhũng, thất thoát và lãng phí trong đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng cao, bội chi ngân sách lớn, nhu cầu đầu tư mới luôn đòi hỏi, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là trung bình thấp so với thế giới, tăng trưởng dưới tiềm năng.

Việc hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cụ thể, với lộ trình tăng thuế đối với một số loại thuế chủ đạo như thuế GTGT, Chính phủ cần tăng thuế suất theo lộ trình đến ngưỡng 14%, đồng thời xem lại danh mục không chịu thuế và thuế 5%.

Đặc biệt, cần xem xét áp dụng kinh nghiệm miễn thuế hay áp mức thuế suất 0% đối với hàng hoá là thực phẩm thiết yếu như thịt, cá, đậu, rau củ quả và sữa cho trẻ em, người già như một số nước.

Thuế môi trường có thể tăng từ 1.000-2.000 đồng/lít xăng theo lộ trình có tính đến mặt bằng giá cả của giai đoạn dự định tăng thuế, nhưng không nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe ô tô, bởi xăng dầu dùng cho ô tô, xe máy đã chịu thuế TTĐB 10% và thuế môi trường, nên cần giữ nguyên hay giảm thuế TTĐB với ô tô và thuế TTĐB với ô tô của Việt Nam là cao trong khu vực, có nhiều nước không áp dụng thuế TTĐB với ô tô.

Thuế TTĐB cần bổ sung thêm nhóm nước có ga và có đường vào hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất khoảng 10% sẽ ước tính thu thêm khoảng 4.800 tỷ đồng. Đồng thời, tăng thuế đối với bia rượu lên mức khoảng 70-75% và thuốc lá lên 80-85% theo lộ trình.

Đối với thuế tài sản, các chuyên gia kiến nghị cần nghiên cứu sớm Luật Thuế tài sản đánh vào nhà ở với mức thuế suất luỹ tiến theo thông lệ quốc tế với thuế trực thu, đảm bảo công bằng dọc và đánh vào những người giàu, biểu thuế luý tiến có thể áp dụng.

Bên cạnh đó, để giảm thất thu thuế, cần sớm đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế do tỷ lệ thất thu thuế của Việt Nam được các tổ chức quốc tế (như IMF) đánh giá quá cao so với khu vực. Nguyên nhân do không quản lý được dòng tiền và điểm đến của các dòng tiền này.

Công nghệ thông tin ngành thuế còn lạc hậu không theo kịp công nghệ thông tin lĩnh vực ngân hàng và viễn thông. Hệ thống dữ liệu bán hàng cuối ngày của đối tượng thuế không được tin học hoá chuyển về máy chủ cơ quan thuế tại các cấp quản lý.

Bảng thực trạng chính sách thuế và số thu

Chỉ tiêu

Dự toán

Dự toán

2018 (tỷ)

2017 (tỷ)

Thu ngân sách nhà nước và viện trợ (I+II+III)

1.319.200

1.212.180

Thu thường xuyên

1.227.750

1.144.631

Thu thuế

1.027.408

956.607

Thuế thu nhập doanh nghiệp

242.393

221.051

Thuế thu nhập cá nhân

96.869

80.977

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.303

1.180

Lệ phí trước bạ

32.270

26.069

Thuế giá trị gia tăng

355.158

337.315

Thuế tiêu thụ đặc biệt

102.681

89.477

Thuế tài nguyên

29.818

26.781

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

13

27

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, TTĐB và BVMT hàng nhập khẩu

91.000

132.310

Thuế bảo vệ môi trường (2017 chỉ có nguồn trong nước)

48.804

17.420

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

27.100

24.000

Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế

200.342

188.024

Thu phí, lệ phí

35.243

28.270

Thu tiền cho thuê đất

21.294

12.427

Các khoản thu khác

143.805

147.327

Thu về vốn (thu bán nhà ở, thu tiền sử dụng đất)

86.450

63.949

Viện trợ không hoàn lại

5.000

3.600

Nguồn: Vụ NSNN - Bộ Tài chính

Hiếu Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục