Thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Vietnam And Friends' Road To English”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Dưới sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuộc thi hùng biện tiếng Anh cho học sinh/ sinh viên khiếm thị “Vietnam And Friends' Road To English” được tổ chức bởi Tổ chức phi chính phủ Vietnam and Friends và Nhóm Make a Wish.
Thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Vietnam And Friends' Road To English”

Tổ chức vào chiều thứ Sáu ngày 8/12/2023, với 4 đội thi, cuộc thi là cơ hội để các bạn học sinh/ sinh viên khiếm thị được thể hiện năng lực tiếng anh cũng như lan tỏa thông điệp bình đẳng trong quyền tiếp cận giáo dục.

Mỗi nhóm gồm 03-04 thành viên hùng biện bằng tiếng Anh về các chủ đề liên quan đến phương pháp học tiếng Anh cho trẻ khiếm thị, vai trò của tiếng anh đối với các nhóm yếu thế trong đó có người khuyết tật.

Chia sẻ sau cuộc thi, bạn Hằng, một trong những bạn trẻ khiếm thị hoàn toàn đến từ Lớp học cầu vồng -The Rainbow Class thực sự cảm động và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban tổ chức khi đã tạo cho cơ hội cho những bạn trẻ yếu thế được thể hiện mình với một thứ ngôn ngữ không dễ tiếp cận để học ngay cả với các bạn bình thường.

Phần hùng biện của một bạn học sinh khiếm thính

Phần hùng biện của một bạn học sinh khiếm thính

Có thể nói, đây vừa là cơ hội để các bạn trẻ khiếm thị thực hành các kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông; vừa là cách để chính bản thân các bạn khiếm thị và cộng đồng hiểu hơn về vai trò của tiếng Anh đối với các nhóm yếu thế và cùng chung tay trong công cuộc thực thi quyền học tập bình đẳng dành cho tất cả mọi người.

Trong khi đó, bạn Nguyễn Đức Nghị cũng hào hứng chia sẻ khi rất hồi hộp để tranh tài trong cuộc thi. Đây là lần đầu tiên em có cơ hội được đứng và nói tiếng Anh trong một sân khấu tầm cỡ như vậy.

Chị Bùi Hải Vy, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, mong muốn mà Ban tổ chức cuộc thi hướng tới sứ mệnh hỗ trợ người kém may mắn, đặc biệt là người khiếm thị tại Việt Nam và hướng đến các vấn đề môi trường.

Chị Bùi Hải Vy, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chị Bùi Hải Vy, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đây cũng là sứ mệnh mà VAF hướng tới kể từ khi thành lập từ năm 2011. VAF đã hợp tác với các trường học, trung tâm hỗ trợ, tổ chức địa phương, cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm mục đích thực hiện và thúc đẩy các dự án tình nguyện, xây dựng cộng đồng.

One World One Language (OWOL) là dự án Trung tâm Tiếng Anh dành cho NKT được thành lập bởi VAF từ năm 2011. Trước khi đổi tên thành OWOL, dự án có tên là Blind School và tập trung chủ yếu vào các hoạt động dạy Tiếng Anh cho học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu và một số Hội Người mù trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2019. Đến năm 2020, dự án được đổi tên thành One World One Language và thay đổi mô hình giảng dạy, chính thức trở thành một trung tâm dạy Tiếng Anh dành riêng cho NKT.

Cuộc thi là cơ hội để các bạn học sinh/ sinh viên khiếm thị được thể hiện năng lực tiếng anh cũng như lan tỏa thông điệp bình đẳng trong quyền tiếp cận giáo dục.

Cuộc thi là cơ hội để các bạn học sinh/ sinh viên khiếm thị được thể hiện năng lực tiếng anh cũng như lan tỏa thông điệp bình đẳng trong quyền tiếp cận giáo dục.

Trước 2020, các hoạt động dạy học Tiếng Anh cho NKT của VAF đã giúp đỡ hơn 1.000 lượt học sinh. Từ năm 2020 khi Trung tâm Tiếng Anh One World One Language đã thực hiện hơn 400 buổi học Tiếng Anh cho 100 lượt học sinh, sinh viên khiếm thị. Nhờ có sự đồng hành của hơn 50 TNV trong 3 năm, các bạn học sinh khiếm thị của OWOL đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp những giá trị đáng kể cho xã hội, vượt qua những rào cản để hòa nhập và phát triển.

Việt Dương

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục