Thông điệp liên bang Mỹ: không chấp nhận chỉ một số ít cực kỳ giàu có?

(ĐTCK) Tổng thống Mỹ Obama khẳng định nền kinh tế đất nước này đã phục hồi và đã đến lúc Mỹ cần phải thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu nhất và phần đông dân số còn lại của đất nước.
Ảnh Internet Ảnh Internet

Tối qua, vào lúc 21h ngày 20/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức đọc thông điệp liên bang 2015 tại phiên họp chung của lưỡng viện quốc hội, trước hàng trăm khách mời cùng khoảng 30 triệu người xem truyền hình trực tiếp. Theo đó, ông khẳng định nền kinh tế Mỹ đã phục hồi và đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu nhất và phần đông dân số còn lại của đất nước.

Trong thông điệp liên bang lần thứ 6 vừa được công bố, ông Obama cho rằng: “Tối nay chúng ta sẽ mở ra một trang mới”.

“Chúng ta đã đứng dậy từ khủng hoảng kinh tế và tự tay viết lên tương lại của chính mình hơn bất kỳ một quốc gia nào trên trái đất”.

“Đây chính là thời điểm chúng ta chọn ra ai là người chúng ta muốn trong 15 năm tiếp theo và cho cả thập kỉ kế tiếp”.

“Liệu chúng ta có thể chấp nhận một nền kinh tế nơi mà chỉ một số ít trong tất cả cực kỳ giàu có? Hay chúng ta sẽ gắn kết bản thân với một nền kinh tế nơi mà thu nhập liên tục tăng và ai cũng có cơ hội để nỗ lực hết mình?”

Bài phát biểu trên đã giúp Tổng thống Obama có cơ hội trình bày về những chính sách cũng như  phản ánh sự biến động trong 2 năm cuối nhiệm kỳ này của ông, từ một nền kinh tế ảm đảm dần phục hồi và phát triển nhờ sức mạnh của chính nước Mỹ. Ông cũng đã nỗ lực tạo tiền đề cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào năm 2016 và, tất nhiên, cho cả sự thành công của Đảng Dân chủ trong Quốc hội.

Những điểm chính trong thông điệp liên bang năm nay là kế hoạch miễn phí học tại các trường hệ cao đẳng cộng đồng, đánh thuế cao hơn vào những người giàu nhất nước Mỹ, lập quỹ tín dụng thuế cho các gia đình trung lưu cũng như lời kêu gọi sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa, hiện đang nắm giữ cả hai Viện.

Thách thức của ông Obama.

Cho dù Đảng Dân chủ đã thất bại ngay từ giữa chiến dịch tranh cử, Tổng thống Obama vẫn thách thức Đảng Cộng hòa với những chính sách không hề nhượng bộ và đe dọa sử dụng quyền phủ quyết trước những đề xuất của họ, bao gồm cả việc không chấp thuận đường ống dẫn dầu Keystone XL và tự mình thay đổi những yếu tố trong luật chăm sóc sức khỏe năm 2010.

Trong thông điệp của mình, ông Obama cũng chỉ ra việc nền kinh tế Mỹ phát triển đã giúp ông có vị thế lớn hơn đối với cử tri.

Theo một điều tra của hãng tin ABC News/Washington Post từ ngày 12/1 đến ngày 15/1 cho thấy ông đang nhận được sự ủng hộ của 50% số cử tri so với 41% vào tháng trước. Trước đó, mức độ ủng hộ ông Obama chỉ ở mức dưới 39% theo điều tra của Gallup vào tháng 11- giai đoạn giữa của cuộc đua tranh cử khi mà Đảng dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện.

Tổng thống Obama tập trung vào việc rút ngắn khoảng cách giữa những người giàu, tầng lớp trung lưu và những người có thụ nhập thấp bằng một chương trình do chính ông điều hành, bao gồm kế hoạch chăm sóc y tế, sẽ giúp nâng cao tình trạng sức khỏe của những người nghèo và giải tỏa mối lo ngại về việc mất bảo hiểm y tế của những người trung lưu.

Phản ứng của đảng cộng hòa.

Ông Obama đã phát biểu: “Mục tiêu hết sức rõ ràng chính là tạo công việc cho những gia đình trung lưu”.

“Phải mở rộng cơ hội viêc làm. Và đó là điều mà các chính sách sẽ tiếp tục thực hiện ngay cả khi các chính trị gia không muốn điều đó”.

Trong những phản ứng sau khi Tổng thống công bố thông điệp liên bang, Đảng Cộng hòa cho rằng, các chương trình của chính phủ, đặc biệt là đề xuất về y tế của tổng thống Obama không phải là biện pháp tốt nhất để giúp đỡ tầng lớp trung lưu.

Theo một số nguồn tin thì Thượng nghị sĩ Joni Ernst thuộc Đảng cộng hòa sẽ có tuyên bố đáp trả. Bà cho rằng: “Chúng ta đã chững kiến quá nhiều những ông bố, bà mẹ phải từ bỏ những ước mơ, luôn lo sợ một tương lai họ sẽ phải dời xa con cái của mình”.

“Nước Mỹ đang bị tổn thương, nhưng mỗi khi chúng ta yêu cầu một giải pháp, thì Washington lại đáp trả bằng lối tư duy cũ rich chỉ dẫn đến nhưng chính sách thất bại, mà chiến dịch chăm sóc của ông Obama là ví dụ”.

Thông điệp liên bang Mỹ: không chấp nhận chỉ một số ít cực kỳ giàu có? ảnh 1

 Nhiều nội dung mà Tổng thống Obama đưa ra vấp phải sự phản ứng của nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa (ảnh: internet)

Vấn đề an ninh mạng Cybersecurity.

Nhà trắng cho rằng chính sách mạng Cybersecurity sẽ là một cơ hội để đạt được thỏa thuận giữa hai đảng và những người làm luật thuộc Đảng dân chủ. Trong làn sóng tấn công các công ty trên mạng hiện nay, bao gồm cả vụ của tập đoàn Sony, tuần trước, tổng thống Obama nói rằng nước Mỹ đã có bước tiến trong sự hợp tác quốc tế về tội phạm internet.

Tổng thống Obama đã phát biểu khi yêu cầu nghị viện thông qua ngân sách cho chương trình an ninh mạng Cyber security : “Không còn một quốc gia ngoại bang nào, một tên tin tặc nào có thể tắt các mạng lưới của Mỹ, ăn trộm các bí mật thương mại của chúng ta hay xâm nhập vào bí mật của mỗi gia đình trên nước mỹ, đặc biệt là đối với trẻ em”.

Các chính sách đối ngoại của ông Obama trong năm vừa qua khiến nước Mỹ bị bao phủ bởi mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan khi mà chúng đang chiếm cứ Iraq và Syria. Trong bài phát biểu của mình, ông đã khẳng định không có một giải pháp nhanh chóng nào trong việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan trên thế giới.

Tối qua ông cũng phát biểu: “Nỗ lực này cần phải có thời gian” và “Nó đòi hỏi sự tập trung, nhưng chúng ta sẽ thành công. Và tối nay, tôi kêu gọi nghị viện cho cả thế giới thấy rằng chúng ta đoàn kết trong nhiệm vụ này bằng cách thông qua giải pháp cho phép sử dụng vũ lực chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan”.

Trịnh Hằng (theo báo chí nước ngoài)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục