Gói kích thích kinh tế thứ hai: Nên có một bước đệm

(ĐTCK-online) Ông Lê Đức Thuý - Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đã cho biết quan điểm cá nhân về một gói kích thích kinh tế bổ sung với quy mô nhỏ trong buổi nói chuyện với các nhà đầu tư tại buổi toạ đàm về chính sách kích cầu do Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) tổ chức ngày 14/10. Theo ông Thuý, nên có phương thức vận hành hợp lý nhằm mục đích giúp các DN có được sự phát triển ổn định hơn.
Gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế. Gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Quan điểm này được đặt cùng với khuyến nghị của ông Thuý về việc Chính phủ nên thực hiện gói kích thích kinh tế hiện tại theo đúng thời gian như đã công bố. "Tôi chưa thấy đủ căn cứ để rút ngắn gói kích thích kinh tế hiện tại. Việc đảm bảo đúng thời hạn như đã công bố nhằm đảm bảo uy tín của Chính phủ, cũng là cơ sở để cho DN thực hiện được chiến lược kinh doanh đã định trong năm nay", ông Thuý nói và cũng nhấn mạnh, đây là những khuyến nghị và việc quyết định về các chính sách hỗ trợ cũng như trả lời câu hỏi có hay không gói kích thích kinh tế thứ hai thuộc thẩm quyền của Chính phủ, dự kiến sẽ công bố vào tháng 11/2009.

TIN LIÊN QUAN

* “Đừng kích cầu theo kiểu ném phao cho người bơi khỏe” 

* "Tôi chưa dám tin doanh nghiệp tự sống được sau kích cầu"

* IMF: “Châu Á nên tiếp tục kích cầu, Việt Nam thì không”

* Doanh nghiệp bớt lạc quan hơn quý II

* TTCK ngóng gói kích cầu thứ hai

* Kiến nghị giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

* Đề nghị dừng đúng hạn hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn

* Cuối tháng 10 sẽ quyết định gói kích cầu thứ hai

* Sắp trình Chính phủ kế hoạch “hậu” kích cầu

* Gói kích cầu thứ hai giúp doanh nghiệp đỡ “sốc”

* “Việc đưa ra gói kích cầu thứ hai là không cấp thiết”

* “Cần bước đệm để kinh tế hạ cánh mềm”

Về gói kích thích kinh tế hiện tại, cho tới thời điểm này, chưa có động thái nào từ phía Chính phủ cho thấy sẽ có sự thay đổi. Điều này có nghĩa là gói hỗ trợ ngắn hạn sẽ chấm dứt vào ngày 31/12/2009, không sớm hơn như một số đề nghị là vào đầu quý IV. Chính phủ cũng chưa đặt vấn đề kéo dài, mà gói hỗ trợ vốn dài hạn sẽ tiếp tục thực hiện như thời hạn đã công bố. Việc miễn giảm thuế cũng tương tự.

Tuy nhiên, liên quan đến câu hỏi có nên có gói kích thích kinh tế tiếp theo hay không, quan điểm của giới nghiên cứu kinh tế và DN lại khá khác nhau.

Khá nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không nên có thêm gói kích thích kinh tế khi mục tiêu "hà hơi cấp cứu" đã đạt được và việc tiếp tục có những chính sách hỗ trợ sẽ ảnh hưởng tới sự bình đẳng của môi trường kinh doanh.

Giới DN lại đứng ở góc nhìn ngược lại. Trong bản kiến nghị mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam cho rằng, chưa thể khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được kiểm soát hoàn toàn và kết quả của các khoản vốn vay phục vụ đầu tư để vực dậy và mở rộng hoạt động sản xuất của DN chỉ có thể được thể hiện khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Chính vì vậy, Hội đề nghị Chính phủ tiếp tục có biện pháp dài hạn để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng suy giảm kinh tế đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, tạo đà tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn.

Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Phát triển hạ tầng đô thị Kinh Bắc, giới DN cần sự hỗ trợ uyển chuyển để sang một giai đoạn mới không quá sốc.

Trong nhận định của mình, ông Thuý nhắc tới khả năng thích ứng của các DN khi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ kết thúc.

"Hỗ trợ lãi suất năm nay là 4%, do đó nếu không được hỗ trợ, DN phải vay với lãi suất tăng thêm 60% so với hiện nay. Vậy DN sẽ thích ứng như thế nào với việc lãi suất vay vốn tăng lên? Bao nhiêu DN chịu được để tiếp tục kinh doanh, bao nhiêu DN phải thu hẹp sản xuất? Đến nay chưa có nghiên cứu thấu đáo nào để trả lời câu hỏi đó, nhưng đó là vấn đề rất nghiêm túc đối với người quyết định chính sách", ông Thuý phân tích.

Tuy nhiên, "tôi cho rằng, những biện pháp hiện nay chưa đủ, có thể phải nghiên cứu các chính sách mới, như về tài khóa, tiền tệ... Không có chính sách mới thì khó duy trì sự phục hồi bền vững của kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2010 có thể là 6,5%, nhưng không ai dám nói là những năm sau cũng tiếp tục tăng cao", ông Thuý nói.

Liên quan đến các đề xuất về gói kích thích kinh tế bổ sung, có ý kiến cân nhắc tới việc bù lãi suất 2%/năm (thay vì 4%/năm như hiện nay) với các đối tượng hẹp hơn, tập trung cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ông Thúy cho biết, dù đồng tình với việc tiếp tục hỗ trợ, song ông không chọn giải pháp hỗ trợ lãi suất.

Gói hỗ trợ vừa qua đã đóng góp tích cực cho sự phục hồi, nhưng nó có tạo ra sự tự thân phát triển bền vững của nền kinh tế hay chưa; kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững mà không cần hỗ trợ bổ sung hay không? - ông Thuý đặt vấn đề và cho rằng, dường như chưa có câu trả lời thuyết phục. "Phải trả lời được câu hỏi này thì mới có thể quyết định có cần hỗ trợ nữa hay không hay để nền kinh tế tự vận động", ông Thuý nói.

Bảo Duy
Bảo Duy

Tin cùng chuyên mục