Đắk Lắk cần chấm dứt triệt để xu hướng “tăng diện tích canh tác, gieo trồng”

(ĐTCK) Đắk Lắk có nhiều tiềm năng phát triển, thực tiễn đạt được đã chứng minh điều đó nhưng một thực tế khác Đắk Lắk và cả Tây Nguyên nói chung vẫn đối mặt nhiều thách thức phát triển. Vượt qua thế nào để Đắk Lắk không chỉ tiến lên mà phải là tiến vượt cho xứng với tiềm năng, lợi thế, kỳ vọng và cả sự quan tâm của cả nước…
Đắk Lắk cần chấm dứt triệt để xu hướng “tăng diện tích canh tác, gieo trồng”

TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, động lực tăng trưởng tuyền thống của Đắk Lắk như đất, nước và rừng đã được khai thác cạn kiệt. Để tiếp tục tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn, Đắk Lắk cần những động lực mới, lực lượng “hỗ trợ” mới theo hướng tạo “đột phá” để “bứt phá” tiếp thêm “năng lượng” cho các động lực cũ đang bị cạn kiệt.

“Đắk Lắk cần từ bỏ cách tiếp cận lấy tài nguyên thiên nhiên làm động lực chính, coi khai thác tài nguyên thô làm phương thức chủ đạo của tang trưởng. Chấm dứt triệt để xu hướng “tăng diện tích canh tác, gieo trồng” và coi đây là thành tích thậm chí ngược lại phải có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi phá rừng làm đất canh tác”, TS. Thiên nói.

Cụ thể, TS. Thiên gợi ý, phải chuyển hướng sang định hướng xây dựng chuỗi sản xuất đối với các sản phẩm lợi thể, hướng tới giá trị gia tăng cao thành định hướng ưu tiên trong chiến lược tái cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển Buôn Ma Thuột theo hướng hiện đại, hội nhập sâu, kết nối rộng, trở thành thủ phủ Tây Nguyên đúng nghĩa thời đại là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Tỉnh và là nhiệm vụ trong điểm của Vùng và Quốc gia trong giai đoạn tới.

TS. Trần Đình Thiên phát biểu tại Hội nghị 

"Thoát khỏi tư duy cục bộ, coi phát triển Buôn Ma Thuột là việc riêng của Đắk Lắk, chủ yếu làm giàu cho Đắc Lắc. Phải thống nhất về tầm quan trọng của phát triển Tây Nguyên để có cách tiếp cận phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đúng tầm, đúng cách", TS. Thiên nói.

Và muốn vậy, theo TS. Thiên, Trung ương quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho Thủ phủ của Tây Nguyên đúng tầm, có cơ chế, chính sách đặc thù.

"Để tháo gỡ cho các địa phương, tháo gỡ thể chế, đầu mối ở Hà Nội để các địa phương có cơ hội, không giản phát triển hơn nữa. Theo đó, cần có công thức phân quyền, phân cấp cho các địa phương để chủ động vào điều kiện, phân bổ bộ máy...", TS. Thiên nói.

Đồng tình các quan điểm trên, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát  triển nông nghiệp nông thôn bổ sung: "Từng bước chuyên nghiệp hoá nghề nông với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp. Thúc đẩy hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành nông nghiệp. Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp tổng hợp nằm tại các vùng nguyên liệu tập trung".

Tại Hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, việc đầu tư trong nước và nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Cần xác định rõ danh mục đầu tư phù hợp với lợi thế của tỉnh du lịch đẳng cấp. Dần hạn chế thâm dụng tài nguyên hiệu quả thấp. Trọng tâm cần các nhà đầu tư lớn với các hoạt động cần xúc tiến thương mại và du lịch quảng bá địa phương...

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục