Bộ trưởng Đinh La Thăng muốn “toàn quyền lĩnh vực giao thông”

"Là tư lệnh ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi", tân Bộ trưởng Bộ Giao thông trả lời phỏng vấn.
Tân Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng Tân Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng

>> “Chính sách thuế sẽ không làm doanh nghiệp thêm khó”

>> Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp tục cắt giảm đầu tư công

>> Tân Thống đốc NHNN: Sẽ kéo lãi suất cho vay xuống 17-19% trong tháng 9

>> Thông điệp của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính

>> Tân Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ ưu tiên giải quyết 3 vấn đề

Người tiền nhiệm Hồ Nghĩa Dũng đã tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ vừa qua với chủ trương "đội mũ bảo hiểm", là người kế nhiệm, ông nói gì về áp lực của mình trên cương vị mới?

 

Trong điều kiện hiện nay, trách nhiệm của tân bộ trưởng nào cũng nặng nề. Thành công của người tiền nhiệm đúng là áp lực, nhưng phải biến nó thành động lực. Khi ở tập đoàn dầu khí, tôi luôn tạo áp lực với cấp dưới. Không cần phấn đấu mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ thì chúng ta sẽ không thấy niềm vui, hạnh phúc.

 

Nếu cần điểm tựa trong công tác, tôi mong có cơ chế đột phá để tôi thực hiện công việc. Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội.

 

Trong nhiệm kỳ này, ưu tiên hàng đầu của ông là gì?

 

Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên.

 

Bộ Giao thông sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn.

 

Ùn tắc giao thông là vấn đề bức xúc tại các đô thị lớn và hiện chưa có lời giải. Ông sẽ giải quyết bài toán này thế nào?

 

Muốn giải quyết vấn đề ùn tắc tại Hà Nội, TP. HCM cần có các giải pháp đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Với ngành giao thông, ngoài chiến lược lâu dài là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cần ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt trên cao. Nếu phương tiện giao thông công cộng tiện lợi thì không có lý gì người dân lại lái xe ôtô cá nhân vất vả tìm chỗ đỗ.

 

Theo tôi, đối với người tham gia giao thông cũng cần giáo dục, nâng cao ý thức. Hồ Chủ tịch từng nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Khi người dân thấy được vấn đề và cùng tham gia với nhà nước thì chắc chắn sẽ giải quyết được ùn tắc, tai nạn.

 

Bộ trưởng vừa đề cập đến phát triển phương tiện công cộng, vậy gần đây nhất ông đi phương tiện công cộng là khi nào?

 

Lâu rồi tôi cũng chưa đi phương tiện giao thông công cộng nhưng tới đây tôi sẽ đi loại hình này để có nhận xét, đánh giá khách quan.

 

Dự án đường sắt cao tốc từng gây nhiều tranh cãi tại Quốc hội nhiệm kỳ qua, quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này thế nào?

 

Đường sắt cao tốc là phương tiện giao thông hiện đại và các nước trên thế giới cũng đã áp dụng nhiều. Việt Nam đang phấn đấu để đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hiện đại, mà một nước công nghiệp hiện đại thì phải có các phương tiện giao thông hiện đại.

 

Tôi cho rằng khi đất nước có đủ điều kiện thì mới làm đường sắt cao tốc. Trong 5 năm tới nếu kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ làm đường sắt cao tốc, còn nếu chưa được như vậy thì phải tính toán ở thời điểm khác thích hợp hơn.

 

Trong ưu tiên công việc của ông có vấn đề phát triển hạ tầng giao thông. Ông sẽ giải quyết vấn đề vốn ra sao khi mà chúng ta đang thắt chặt chi tiêu, đầu tư cho các công trình?

 

Nếu trông chờ vào ngân sách nhà nước thì không thể giải quyết được. Để giải quyết khâu đột phá trong đầu tư xây dựng hạ tầng, ngành giao thông phải xây dựng được cơ chế đột phá về huy động nguồn lực, phương thức đầu tư, hình thức đầu tư, cũng như về thủ tục triển khai dự án, thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Trước hết chúng ta phải có vốn, sau đó mới đưa ra các biện pháp quản lý vốn hiệu quả, đầu tư tập trung, trọng điểm.

 

Một trong những thách thức của ông là phải tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp thuộc bộ, điển hình là Vinashin. Ông đã có quyết sách gì?

 

Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang gặp khó khăn, không chỉ riêng doanh nghiệp của Bộ Giao thông. Tất nhiên ngành giao thông sẽ khó khăn hơn khi chúng ta đang cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tiền tệ. Những tôi nghĩ các doanh nghiệp giao thông có thế mạnh là kinh nghiệm, khả năng vượt khó, cái yếu chỉ là khả năng tài chính thôi. Chúng tôi sẽ tập trung cơ cấu lại các doanh nghiệp, cổ phần hóa để huy động nguồn lực sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (51 tuổi), quê Nam Định, là tiến sĩ kinh tế, ủy viên Trung ương Đảng. Ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.


Vnexpress

Tin cùng chuyên mục