Sau chiến tranh lạnh, Mỹ và châu Âu đã thiết lập một trật tự kinh tế dựa trên thị trường mở, thương mại toàn cầu và sự can thiệp hạn chế của nhà nước vào nền kinh tế. Biến đổi khí hậu chỉ là một mối đe dọa từ xa.
Việc Trung Quốc hay Nga tham gia vào nền kinh tế toàn cầu khi đó được nhiều người xem là có lợi cho cả họ và các đối tác thương mại phương Tây. Khi hai quốc gia trên càng phát triển, họ chắc chắn sẽ áp dụng kinh tế thị trường và cuối cùng là dân chủ. Những thứ khác cũng quan trọng nhưng những cân nhắc về kinh tế sẽ được ưu tiên hơn.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã đi đến kết luận rằng, hiện tại vấn đề an ninh quốc gia và biến đổi khí hậu sẽ phải được đặt lên hàng đầu.
Tại Đức, các nhà hoạch định chính sách thường đề cập tới “an ninh kinh tế” và “quyền tự chủ chiến lược” và họ muốn EU có thể vạch ra hướng đi của riêng mình.
Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu gần đây đã nói rằng, bà muốn “hạ thấp rủi ro” trong quan hệ với Trung Quốc.
Các quan chức ở Washington cũng có tham vọng tương tự. Họ tin rằng, trật tự thế giới cũ đã khiến cơ sở công nghiệp của Mỹ suy tàn, tạo ra sự phụ thuộc kinh tế có thể bị tận dụng để đạt được lợi ích địa chính trị, khiến cuộc khủng hoảng khí hậu không được giải quyết và gia tăng bất bình đẳng theo cách làm suy yếu nền dân chủ.
Tuy nhiên, theo đuổi an ninh lớn hơn, giải quyết biến đổi khí hậu đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Ngay cả khi những cân nhắc về kinh tế không còn chiếm ưu thế, thì kinh tế học vẫn có nhiều điều để cung cấp.
Để sử dụng hợp lý một vũ khí kinh tế, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt, các loại an ninh quốc gia phải đánh giá chính xác chi phí của chúng. Xung đột Nga-Ukraine đã cung cấp một trường hợp thử nghiệm. Vào thời điểm xung đột xảy ra vào năm ngoái, các cuộc tranh luận đã nổ ra ở EU về việc có nên cấm nhập khẩu khí đốt của Nga hay không. Nỗi sợ hãi - được các doanh nghiệp và liên đoàn công nghiệp lên tiếng mạnh mẽ - là một lệnh cấm vận sẽ là một đòn giáng kinh tế tàn bạo không phải với Nga mà là với châu Âu.
Khi một nhóm các nhà kinh tế phân tích tác động có thể xảy ra của các biện pháp như vậy vào thời điểm đó, họ đã dự báo một tác động mạnh nhưng thực tế lại ít nghiêm trọng so với dự đoán. Nền kinh tế thích nghi nhanh chóng với cú sốc và EU đã tránh được suy thoái, mặc dù mức tiêu thụ khí đốt trong 12 tháng tính đến tháng 2/2023 thấp hơn 15% so với một năm trước đó.
Một bài báo sắp xuất bản của giáo sư Lionel Fontagne thuộc Trường Kinh tế Paris và những nhà kinh tế khác nghiên cứu về cú sốc giá năng lượng ở Pháp trong vài thập kỷ qua, cũng đưa ra kết luận tương tự: các công ty thích ứng nhanh chóng và chỉ một phần bằng cách cắt giảm việc làm và sản xuất.
Còn xung đột kinh tế giữa phương Tây và một đối thủ lớn hơn, mạnh hơn, chẳng hạn như Trung Quốc? Sử dụng mô hình tương tự và chỉ xem xét đầu vào trung gian, chẳng hạn như chất bán dẫn hoặc bộ phận động cơ, thay vì thành phẩm, các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) chia thế giới thành hai khối: “Đông” và “Tây”. Nếu các khối quay trở lại giao dịch thương mại hạn chế vào giữa những năm 1990, phân tích cho thấy tác động ngắn hạn sẽ rất lớn, vào khoảng 5% GDP toàn cầu. Nhưng theo thời gian, tổn thất sẽ giảm xuống còn khoảng 1%. Tác động đối với Mỹ và Trung Quốc sẽ tương đối nhỏ so với các nền kinh tế hội nhập toàn cầu hơn như khu vực đồng euro. Các nền kinh tế mở nhỏ, như Hàn Quốc sẽ chịu gánh nặng.
Một khía cạnh hấp dẫn của xung đột Đông-Tây là sự phổ biến công nghệ, một thành phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ít thương mại hơn có nghĩa là ít cơ hội học hỏi hơn, đặc biệt là đối với các nước nghèo hơn.
Các nhà phân tích Carlos Goes của Đại học California, San Diego, và Eddy Bekkers của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xem xét tác động mà sự đổ vỡ trong các mối quan hệ có thể gây ra. Họ thấy rằng những hậu quả đối với nền kinh tế Mỹ, với tư cách là nước dẫn đầu về công nghệ lại có thể kiểm soát được; tác động đối với Trung Quốc hoặc Ấn Độ là đáng kể, vì cả hai nước sẽ bỏ lỡ các cơ hội để thăng tiến.
Tuy nhiên, sự đánh đổi có thể đau đớn hơn khi liên quan đến biến đổi khí hậu. Tổng thống Joe Biden đã dành hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới để kích thích xanh và sản xuất.
Đã có những khoản đầu tư cao cấp của các công ty lớn, nhưng đây rất có thể là những kế hoạch đã được đưa ra để đảm bảo trợ cấp. Trong khi đó, bằng chứng về sự can thiệp để thúc đẩy việc làm trong ngành công nghiệp hoàn toàn trái ngược nhau. Chiara Criscuolo, nhà kinh tế của OECD và những người khác đã phân tích những nỗ lực trước đây của EU. Họ thấy rằng các kế hoạch của khối về hỗ trợ việc làm, nhưng chỉ ở các công ty nhỏ. Các công ty lớn có xu hướng nhận khoản trợ cấp mà không tạo thêm việc làm.
Theo The Economist, các quốc gia khác đang phản ứng bằng các khoản trợ cấp xanh của riêng họ và có khả năng sẽ bổ sung thêm nữa, điều này có thể là không khôn ngoan. Thế giới cần từng chút hiệu quả kinh tế để duy trì khí hậu ổn định, vì nguồn lực có hạn và ngân sách chính phủ ngày càng căng thẳng.
Trong một bài báo mới, giáo sư Katheline Schubert của Trường Kinh tế Paris và những người khác xem xét các kết hợp khác nhau giữa thuế carbon và trợ cấp xanh. Họ nhận thấy rằng, việc dựa vào trợ cấp để làm xanh nền kinh tế đòi hỏi chi phí lớn để trung hoà carbon, phù hợp với nghiên cứu trước đó.
Giáo sư Dani Rodrik của Đại học Harvard đã hoan nghênh phần lớn kỷ nguyên mới. Nhưng trong một bài tiểu luận gần đây về chính sách công nghiệp, ông mô tả mức độ khó khăn của việc can thiệp như vậy và cảnh báo rằng việc cố gắng đạt được nhiều mục tiêu (chẳng hạn như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy ngành công nghiệp và tăng cường an ninh) bằng một đòn bẩy duy nhất sẽ làm tăng nguy cơ của sự thất bại.
Hơn nữa, bất kỳ mô hình nào trở thành sự khôn ngoan thông thường đều có nguy cơ thúc đẩy các giải pháp một kích cỡ phù hợp với tất cả. Giờ đây, các nhà kinh tế thuộc mọi lĩnh vực có thể dễ dàng nhận thấy sự nguy hiểm của sự đồng thuận mới.