Sau phiên sáng giữ được sắc xanh nhạt, chỉ số đã tăng trở lại lên 1.016 điểm vào đầu phiên chiều, nhưng cũng như phiên sáng, chỉ số sau đó chịu áp lực và dần đi xuống dưới tham chiếu, và nhịp hồi nhẹ cuối phiên đã cứu VN-Index thoát khỏi mức giá thấp nhất ngày, nhưng cũng không đủ để trở lại sắc xanh.
Các cổ phiếu lớn, bluechip gây ảnh hưởng tiêu cực nhất là FPT-3,64%; MWG -2,6%.
Nhóm ngân hàng chỉ còn 2 sắc xanh nhạt là VCB +0,4% và EIB +0,8%, còn lại đồng loạt giảm như VPB -2,3%; HDB -1,7%; BID -0,9%; CTG -1,1%; MBB -1,3% g, STB -0,9%...
Các cổ phiếu lớn làm đối trọng đáng kể có GAS +1,4%; MSN +1,2%; NVL +2,3%...
Nhóm cổ phiếu thị trường có sắc tím tại AMD, HCD, HAI, DIC, TDG, ATG…Trái lại, HVG bị chốt lời mạnh và giảm sàn, khớp hơn 2,4 triệu đơn vị. Cũng chịu áp lực lớn và giảm sàn khác còn có HID, MCG, YBM.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3,82 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 61,91 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Tạp chí Wall Street, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã gặp khó khăn trong việc mua Trung Quốc mua nông sản của Mỹ. Đây là mâu thuẫn mới nhất trong đàm phán để đi đến một thỏa thuận giai đoạn 1 của 2 bên.
Dù tương lai của thỏa thuận thương mại mịt mờ, nhưng Dow Jones và S&P 500 vẫn tăng điểm, trong đó Dow Jones lên mức cao kỷ lục mới nhờ sự hỗ trợ từ cổ phiếu Walt Disney với mức tăng tới 7,3%. Trong khi đó, Nasdaq giảm khi nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thương chiến giảm.
Kết thúc phiên 13/11, chỉ số Dow Jones tăng 92,10 điểm (+0,33%), lên 27.783,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,20 điểm (+0,07%), lên 3.094,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,99 điểm (-0,05%), xuống 8.482,10 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm do nghi ngờ về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng lên.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei giảm 0,76% xuống 23.141,55 điểm. Topix giảm 0,94% xuống 1.684,40 điểm.
Ngoài thông tin về việc Trung Quốc từ chối mua 50 tỷ USD nông sản Mỹ, làm dấy lên nghi ngờ về thỏa thuận thương mại với Mỹ có thể không đạt được thì thị trường còn bị ảnh hưởng bởi đồng yên tăng giá, khiến nhóm cổ phiếu xuất khẩu lớn suy yếu vớ Nissan Motor giảm 3,5%, Honda Motor giảm 2,2% và Toyota Motor giảm 1,2%.
Đáng chú ý, Z Holdings - tháng trước đã đổi tên từ Yahoo Nhật Bản, đã tăng 16,9% sau khi cho biết các cuộc thảo luận sáp nhập đang được tiến hành với Line Corp.
Cổ phiếu của Line tăng 15,4%, trong khi SoftBank Corp, công ty sở hữu gần một nửa Z Holdings, đã tăng 1,9%.
Chứng khoán Trung Quốc hồi nhẹ về cuối ngày, sau khi dữ liệu mới cho thấy sự suy giảm trong hoạt động công nghiệp vào tháng 10, qua đó, làm tăng kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ đưa thêm các biện pháp mới để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,16% lên 2.909,87 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,15% lên 3.905,86 điểm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ trong tháng 10, chậm hơn đáng kể so với dự báo, trong khi tháng trước con số này là 5,8%. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ cũng chỉ tăng 7,2%, thấp hơn mức dự đoán 7,8% do nhu cầu trong nước và toàn cầu suy giảm.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng khi thành phố vẫn bị tê liệt bởi một cuộc biểu tình, và Tencent gây thêm áp lực.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,93% xuống 26.323,69 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 11/10. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,87% xuống 10.427,38 điểm.
Hang Seng cũng đã bị đè nặng bởi tổn thất bởi cổ phiếu lớn Tencent Holdings Ltd, giảm 2,32% sau khi công bố lợi nhuận quý vừa qua giảm 13%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được thúc đẩy bởi đà đi lên tăng của cổ phiếu Naver Co,.
Cổ phiếu của Tập đoàn Naver tăng gần 14% lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, sau khi Yahoo Nhật Bản xác nhận đang đàm phán để sáp nhập Line Corp, công ty con của Naver.
Kết thúc phiên 14/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 178,32 điểm (-0,76%), xuống 23.141,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,63 điểm (+0,16%), lên 2.909,87 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 247,77 điểm (-0,93%), xuống 26.323,69 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 16,78 (+0,79%), lên 2.139,23 điểm.
Giá vàng thế giới sau đêm qua tại Mỹ tăng 7,7 USD lên 1.463,4 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục tăng nhẹ đã đã lên 1.468 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,24 – 41,52 triệu đồng/lượng, tăng 80.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.145 đồng, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Thông tin Quốc hội không đưa nội dung về việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước vào Nghị quyết kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020 lại làm dấy lên tranh luận về việc nên hay không nới room ngoại cho ngành ngân hàng, trong bối cảnh các nguồn lực trong nước đã đến giới hạn..>> Chi tiết
Công ty Nghiên cứu thị trường IMS Health dự báo, tiêu thụ thuốc tại Việt Nam sẽ tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi hiện tại, quy mô thị trường dược phẩm ước đạt khoảng 5,3 tỷ USD và mới có 1,6 tỷ USD dành cho các nhà bán lẻ..>> Chi tiết
Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới thành công nhờ chỉ bán một sản phẩm duy nhất và thất bại của họ có điểm chung là mở rộng sang lĩnh vực mà họ không có lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, không hiếm những câu chuyện như vậy..>> Chi tiết
- Trái phiếu riêng lẻ tháng 10: Xuất hiện mức lãi suất 20%/năm, ông chủ Saigon Prince Hotel chào bán hơn 20 đợt
Giá trị trái phiếu phát hành tháng 10/2019 thấp hơn đáng kể trung bình 10 tháng đầu năm nhưng lại bất ngờ ghi nhận thương vụ “khủng” về cả khối lượng phát hành và mức lãi suất..>> Chi tiết
Thủ tục gia nhập thị trường kéo dài và tốn kém; chất lượng bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ còn nhiều hạn chế; cơ chế chuyển đổi mô hình doanh nghiệp đang tồn tại không ít bất cập...>> Chi tiết
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, những mâu thuẫn và bất đồng đã xảy ra trong các cuộc tham vấn giữa Mỹ và Trung Quốc..>> Chi tiết