Thị trường rung lắc trong phiên sáng, nhưng lực cầu hỗ trợ tích cực và điểm sáng từ nhóm vận tải, cảng biển khởi sắc, tạo động lực giúp VN-Index lên trên gần 970 điểm.
Tâm lý hưng phấn tiếp tục lan tỏa trong phiên chiều giúp bảng điện tử ngập trong sắc xanh, cùng sự khởi sắc của nhóm bluechip đã dẫn dắt VN-Index vượt qua ngưỡng 975 điểm khi đóng cửa.
Nhóm VN30 có 17 mã tăng, trong đó VHM +3,39%. VRE +2,3%, HPG +5,43%, BVH +5,83%. Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt tỏa sắc xanh nhưng tăng chủ yếu trên dưới 1%.
Một số giảm, nhưng biên độ giảm không lớn như VNM, MWG, NVL, PNJ, ROS, SBT.
Ở nhóm cổ phiếu vận tải, cảng biển tiếp tục nới rộng biên độ, GMD +5,86%, HAH +6,74%; PVT +2,78%, VSC, TCL và DVP bảo toàn sắc tím.
Trong phiên thứ Tư, phố Wall lại chìm trong sắc đỏ khi nỗi lo chiến tranh thương mại leo thang trở lại ám ảnh nhà đầu tư sau khi vơi bớt trong phiên trước đó.
Đặc biệt, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016 khi nhà đầu tư lao vào các kênh an toàn như trái phiếu, vàng để phòng ngừa suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp các chỉ số dần hồi phục trở lại trong những phút cuối phiên, trong đó S&P 500 và Nasdaq vượt qua tham chiếu để có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, trong khi Dow Jones lại thiếu chút may mắn.
Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Dow Jones giảm 22,45 điểm (-0,09%), xuống 26.007,07 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,21 điểm (+0,08%), lên 2.883,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 29,56 điểm (+0,38%), lên 7.862,83 điểm.
Thị trường châu Á chưa thể hồi phục
Chứng khoán Nhật Bản hồi phục nhẹ chủ yếu do bên bán dừng tay, nhưng tâm lý thị trường vẫn còn rất nặng nề trước cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không nhìn thấy lối thoát.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,37% lên 20.593,35 điểm. Topix giảm 0,08% xuống 1.498,66 điểm.
Thanh khoản suy yếu, ám chỉ sự lo ngại vẫn hiện hữu của giới đầu tư với chỉ 2,09 tỷ yên được giao dịch, thấp hơn mức trung bình trong năm là 2,34 nghìn tỷ yên.
Bên cạnh đó, thị trường cũng nhận được sự hỗ trợ nhẹ từ việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã ổn định hơn. Ngoài ra, thông tin hỗ trợ còn đế từ dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 3,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ, trong khi dự báo lại là giảm 2% cũng khiến tâm lý giới đầu tư cân bằng trở lại.
Nhóm cổ phiếu hồi phục đáng kể là nhóm cổ phiếu chip với Awesomeest và Tokyo Electron lần lượt tăng 3,1% và 1,1%.
Tuy nhiên, cổ phiếu năng lượng và tài nguyên suy yếu, như ngành hóa dầu và than giảm 4,5%.
Cổ phiếu lớn SoftBank Group giảm 2,7%, mặc dù báo cáo lợi nhuận ròng quý kỷ vừa qua đạt kỷ lục, nhưng lại đến từ việc bán một phần vốn tại Alibaba.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang vào thời kỳ cao điểm, với khoảng 630 công ty chuẩn bị công bố, bao gồm Japan Post Holdings, SMC Corp và Bridgestone sẽ công bố kết quả vào ngày mai.
Chứng khoán Trung Quốc cũng hồi phục, khi đồng nhân dân tệ ổn định trở lại, làm dịu đi nỗi lo sợ về một cuộc chiến tiền tệ toàn diện.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,93% lên 2.794,55 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,32% lên 3.669,29 điểm.
Mặc dù vậy, do bị ám ảnh bởi sự leo thang chiến tranh thương mại, khiến hai chỉ số chính mất hơn 6% trong tuần qua.
Chỉ số phụ của ngành tài chính phiên hôm nay tăng hơn 1,4%, ngành tiêu dùng tăng 1,6%, bất động sản tăng 0,2% và chỉ số y tế tăng 1,7%.
Trong bối cảnh thương mại khó khăn, dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng 3,3% trong tháng 7, trong khi những nhận định “khả quan” nhất của giới phân tích là giảm 2%. Điều này là yếu tố chính hỗ trợ thị trường.
Thông tin này cùng đồng nhân dân tệ ổn định đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng gần 3 tỷ nhân dân tệ thông qua chương trình kết nối với Hồng Kông và Thẩm Quyến.
Chứng khoán Hồng Kông theo chân các thị trường trong khu vực hồi phục nhẹ, khi dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc tốt hơn dự kiến trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ gia tăng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,48% lên 26.120,77 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng tăng 0,48% lên 10.041,62 điểm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,57% lên 1.920,61 điểm, do tranh chấp thương mại với Nhật Bản không có dấu hiệu leo thang.
Kết thúc phiên 8/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 76,79 điểm (+0,37%), lên 20.593,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,87 điểm (+0,93%), lên 2.794,55 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 123,74 điểm (+0,48%), lên 26.120,77 điểm.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng thêm 500.000 đồng/lượng chiều mua và 450.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối này hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,85 - 42,27 triệu đồng/lượng, tăng thêm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Không chỉ ở kỳ hạn dài, nhiều ngân hàng đang tăng lãi suất huy động ở cả kỳ hạn ngắn và trung hạn để tái cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn, khiến cuộc cạnh tranh huy động vốn chưa hết "nóng"..>> Chi tiết
- Tiền nóng chọn trái phiếu doanh nghiệp, cảnh báo “bỏng tay” (Kỳ 2): Coi chừng… “bỏng tay”
Số liệu được đưa ra từ Bộ Tài chính, trong nửa đầu năm nay, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đã chạm ngưỡng 90.000 tỷ đồng, bằng 134% so với cùng kỳ năm trước..>> Chi tiết
Giảm lãi suất là tin vui, song với doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là vay được vốn, chứ không phải được giảm lãi suất thêm 0,5% hay 1%..>> Chi tiết
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định lập trường quyết liệt của ông đối với các chính sách thương mại và kinh tế của Trung Quốc sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ..>> Chi tiết