VN-Index trở lại sắc xanh
Trong phiên sáng, VN-Index sau khi mở cửa với sắc đỏ nhạt, đã bật tăng lên thử thách mốc 955 điểm. Tuy nhiên, do không nhận đủ lực hỗ trợ khiến chỉ số bị đẩy lùi nhẹ trở lại.
Trong phiên chiều, áp lực bán gia tăng ở một số mã khiến VN-Index tiếp tục thoái lui về gần 950 điểm. Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, nhờ lực cầu gia tăng, VN-Index đã bật trở lại.
Đồng lực đến từ nhóm ngân hàng với VCB tăng 2,82%, BID tăng 2,06%, CTG tăng 0,74%, TCB tăng 0,24%, VPB tăng 2,2%, MBB tăng 0,49%, STB tăng 0,43%.
Ngoài ra, sự hỗ trợ còn đến từ VNM, GAS, VRE, HVN, NVL…, đặc biệt là sự đảo chiều ngoạn mục của ROS từ mức giảm 1,8%, lên tăng 1,99%.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, HAI không giữ được sắc tím, tăng 5,49%. DLG lại trở lại mức trần 1.550 đồng. AMD chỉ còn tăng nhẹ 0,53%.
Các mã khác như FLC, OGC, HAR, IDI… cũng duy trì được sắc xanh. AAA cũng giao dịch tích cực với 5,4 triệu đơn vị được khớp và tăng 1,4%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 5,81 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 77,15 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/6: VN-Index tăng 3,53 điểm (+0,37%), lên 953,61 điểm; HNX-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%), xuống 103,46 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,14%), lên 55,04 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Dữ liệu khác cho thấy, CPI tháng 5 chỉ tăng 0,1% sau khi tăng 0,3% trong tháng 4, mức thấp như dự báo, dấu hiệu mới nhất cho thấy không có áp lực về lạm phát.
Những dữ liệu trên đã làm tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay.
Điều này đã kích thích nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền mua vào cổ phiếu trong phiên thứ Năm, giúp phố Wall hồi phục trở lại sau 2 phiên giảm sâu do lo ngại cuộc chiến thương mại leo thang và sự lao dốc của cổ phiếu năng lượng theo giá dầu thô.
Tuy nhiên, đà tăng không quá mạnh khi nhà đầu tư vẫn thận trọng trước những bất ổn địa chính trị như cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông và đặc biệt là 2 tàu chở dầu bị tấn công tại vịnh Oman và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ tin rằng Iran chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công này, làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước.
Kết thúc phiên 13/6, chỉ số Dow Jones tăng 101,94 điểm (+0,39%), lên 26.106,77 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,80 điểm (+0,41%), lên 2.891,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 44,41 điểm (+0,57%), lên 7.837,13 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng trở lại nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng hút lực mua bởi giá dầu thô tăng mạnh sau các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4% lên 21.116,89 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 1,1%. Topix tăng 0,3% lên 1.546,71 điểm.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu khai thác và dầu mỏ vượt trội với Inpex Corp tăng 1,3%, Japan Petroleum Exploration tăng 1,5% và Idemitsu Kosan tăng 2%
Đây là lần thứ hai trong một tháng, các tàu chở dầu đã bị tấn công trong khu vực quan trọng nhất thế giới về nguồn cung dầu, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran. Washington đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công vào Thứ Năm, nhưng Tehran phủ nhận họ có trách nhiệm.
Các nhà phân tích cho rằng, trong khi nhu cầu mạnh về cổ phiếu liên quan đến dầu, hầu hết các nhà đầu tư vẫn đứng bên lề trước cuộc họp của Fed vào tuần tới và có thể cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất.
Lợi nhuận từ cổ phiếu dầu đã kích hoạt mua vào các cổ phiếu liên quan đến hàng hóa khác như nhà sản xuất kim loại. Theo đó, Mitsubishi Materials và Mitsui Mining & Smelting đều tăng 1,3%.
Đáng chú ý là Sony Corp, tăng 3,1% sau khi quỹ phòng hộ Third Point LLC kêu gọi Sony tách khỏi hoạt động kinh doanh chất bán dẫn và bán cổ phần tại Sony Financial và các đơn vị khác.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư giữ lập trường thận trọng trước dữ liệu được công bố khi kết thúc ngày giao dịch.
Đóng cử, Shanghai Composite đã giảm gần 1% xuống 2.881,97 điểm, nhưng vẫn tăng 1,9% trong tuần.
Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,83% xuống 3.654,88 điểm và tăng 2,5% trong tuần.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,6%, ngành tiêu dùng giảm 0,4%, bất động sản tăng 0,3% và y tế không đổi.
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ giảm xuống mức thấp hơn 17 năm vào tháng 5, dữ liệu chính thức cho thấy sau khi thị trường đóng cửa.
Bên cạnh đó, đầu tư cũng hạ độ cao, dấu hiệu mới nhất về nhu cầu suy yếu trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo đó, dầu tư bất động sản tăng 11,2% trong 5 tháng đầu năm, chậm lại từ mức 11,9% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm phiên thứ ba liên tiếp do Trung Quốc báo cáo dữ liệu sản xuất công nghiệp mờ nhạt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,65% xuống 27.118,53 điểm và mất 0,6% trong tuần này.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,5% xuống 10.419,87 điểm, nhưng kết thúc tuần tăng 0,8%. Thị trường cổ phiếu A của Trung Quốc ghi nhận mức tăng khoảng 2% trong tuần này.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,2%, ngành CNTT mất 1,4%, tài chính giảm 0,8% và bất động sản giảm 0,3%.
Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng cao nhất Sino Biopharmologists Ltd, tăng 1,3%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Hengan International Group Company Ltd, giảm 2,6%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Huatai Securities Co Ltd, giảm 4,3%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 3,5% và GF Securities Co Ltd, giảm 2,8%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã giảm khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp vào tuần tới của Fed, và sự không chắc chắn về cuộc gặp có diễn ra hay không giữa ông Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị G20 vào cuối tháng này.
KOSPI giảm 0,37% xuống 2.095,43 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 1,1%.
Kết thúc phiên 14/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 84,89 điểm (+0,4%), lên 21.116,89 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 28,77 điểm (-0,99%), xuống 2.881,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 176,36 điểm (-0,65%), xuống 27.118,35 điểm.Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC nới rộng đà tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.385 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua và 150.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 37,40 - 37,82 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua và 250.000 đồng/lượng chiều bán so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.059 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.265 - 23.385 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tỷ giá biến động nhanh: “Không có gì phải lo lắng”
Thị trường ngoại hối tiếp tục biến động mạnh và nhanh trong tháng 5/2019, nhưng diễn biến vĩ mô và nội tại nền kinh tế đều hỗ trợ VND ổn định trong thời gian tới..>> Chi tiết
- Mua 1 đồng USD với giá 50 cent: Tư duy của nhà đầu tư giá trị
Vĩ mô kém thuận lợi đang được nhiều chuyên gia phân tích giải thích cho sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thời gian qua. Nhưng với những nhà đầu tư theo trường phái giá trị, tiêu biểu là Warren Buffett, vĩ mô xấu lại là cơ hội để mua vào các cổ phiếu tốt với giá rẻ..>> Chi tiết
- Vì đâu doanh nghiệp hủy niêm yết ngày một nhiều?
Lên sàn niêm yết với nhiều kỳ vọng, nhưng không ít doanh nghiệp vì kinh doanh thua lỗ, có vấn đề về tài chính hoặc không minh bạch nên phải rời sàn, để lại "trái đắng" cho cổ đông và sự mất mát niềm tin của nhà đầu tư đại chúng..>> Chi tiết
- Đại biểu Quốc hội cảnh báo “đội lái”, “cổ phiếu rác”
Hoạt động của “đội lái”, “cổ phiếu trà đá”, “cổ phiếu rác”…, đại biểu Quốc hội đề xuất trong lần sửa Luật Chứng khoán này, cần có các giải pháp đủ sắc bén để phòng ngừa và xử lý các “điểm đen” này..>> Chi tiết
- Chờ đợi Huawei làm nên kỳ tích trước Google
Huawei Technologies đang chuẩn bị trình làng hệ điều hành cho thiết bị di động của riêng mình, trong bối cảnh sẽ mất khả năng sử dụng hệ điều hành Android OS của Google và nhiều ứng dụng thông dụng khác..>> Chi tiết