Thị trường tài chính 24h: Trở lại đỉnh cao

(ĐTCK) VN-Index tăng; Lãi lớn, các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua săn tiền; Doanh thu tài chính: Nhìn từ trường hợp KDC, CII và AAA; Doanh nghiệp ngành điện “phập phù” lợi nhuận; Tiềm ẩn rủi ro khi cho vay kiểu Grab, Uber; Các dự án tỷ USD đang quay trở lại; Chứng khoán thế giới thế giới sụt giảm; Ông chủ Amazon chỉ giữ ngôi giàu nhất thế giới trong vài giờ... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Trở lại đỉnh cao
VN-Index tăng

Dù có chút ngập ngừng trong phiên sáng nhưng sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường khởi sắc.

Tuy nhiên, dòng tiền vẫn còn khá hạn chế khiến thị trường gặp khó khăn khi chinh phục mốc 775 điểm. Áp lực bán xuất hiện về cuối phiên khiến đà tăng bị thu hẹp.

Bước sang phiên giao dịch chiều, sau hơn nửa thời gian đi ngang, dòng tiền sôi động nhập cuộc và gia tăng mạnh trong đợt khớp ATC với tâm điểm là nhóm cổ phiếu bluechip, đã giúp thị trường tăng vọt. VN-Index dễ dàng vượt qua ngưỡng 775 điểm.

Với bức tranh kết quả kinh doanh khá sáng sủa trong 6 tháng đầu năm, các cổ phiếu ngân hàng đều đua nhau khởi sắc trong phiên chiều nay.

Điển hình, MBB ngay sau thông báo lơi nhuận trước thuế tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đã tăng vọt 5,9%, lên sát giá trần 23.500 đồng/CP, khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh với 6,62 triệu đơn vị.

Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường cũng có diễn biến tích cực như VNM tăng 0,07%, SAB tăng 0,13%, VCB tăng 0,4%, GAS tăng 1,49%, VIC tăng 1,42%, PLX tăng 2,23%, CTG tăng 1%, BID tăng 1,4%, MSN tăng 0,24%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HAI và HAR vẫn ở 2 thái cực đối lập nhau.

Trong khi HAR đóng cửa ở mức giá sàn 10.350 đồng/CP, giảm 6,8% thì HAI đã lấy lại sắc tím với mức tăng 6,79% và dư mua trần 1,27 triệu đơn vị, ghi nhận phiên tăng trần thứ 15 liên tiếp của cổ phiếu này.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,39 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 69,57 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 3,56 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 41,54 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 147.790 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,83 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/7: VN-Index tăng 5,59 điểm (+0,72%), lên mức 777,09 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm (+0,75%), lên 100,38 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%), xuống 56,43 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.893  tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Chỉ số vận tải thuộc Dow Jones, thường được xem như một thước đó sức khỏe nền kinh tế, sụt 3,1% sau viễn cảnh đáng lo ngại từ công ty vận chuyển hàng hóa United Parcel Service.

Chỉ số này đã sụt xuống mức thấp nhất trong gần 2 tháng khi cổ phiếu công ty FedEx cũng suy yếu.

Cũng trong ngày thứ Tư, lĩnh vực công nghệ thuộc S&P 500 lùi 0,8% và là lĩnh vực có thành quả tồi tệ nhất, ngay cả khi cổ phiếu Facebook tăng 2,9% sau báo cáo lợi nhuận tích cực.

Được biết, công nghệ là lĩnh vực có thành quả tốt nhất từ đầu năm đến nay, dẫn đầu vào đà leo dốc 10,6% của S&P 500 trong năm 2017.

Trong khi đó, cổ phiếu Amazon mất 2,7% sau báo cáo kết quả kinh doanh.

Lĩnh vực y tế, nhóm ngành có thành quả tốt thứ 2 trong năm nay, cũng giảm 0,7%.

Ngoài ra, cổ phiếu Verizon vọt 7,7% khi doanh thu hàng quý của nhà cung cấp dịch vụ không dây số 1 tại Mỹ vượt qua kỳ vọng. Đây cũng là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến S&P 500, theo sau là Facebook và AT&T.

Với gần 1/2 số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả, hiện lợi nhuận được dự báo tăng 10,7% trong quý II/2017, cao hơn mức dự báo tăng 8% hồi đầu tháng này.

Khoảng 7,7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6,1 tỷ.

Kết thúc phiên 27/7, chỉ số Dow Jones tăng 85,54 điểm (+0,39%), lên 21.796,55 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,41 điểm (-0,10%), xuống 2.475,42 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 40,56 điểm (-0,63%), xuống 6.382,19 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản lùi sâu, sau khi cổ phiếu công nghệ giảm mạnh trên Nasdaq tại phố Wall đêm qua trượt dốc.

Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn giảm mạnh, với Tokyo Electron Ltd giảm 7,2% và Advantest Corp giảm 5,0%, đã lấy đi 53 điểm của Nikkei.

Chỉ số Nikkei giảm 0,6%. Cả tuần giảm 0,7%, và là tuần thứ hai giảm liên tiếp.

Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng bở việc từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada, qua đó tỷ lệ ủng hộ đối với Thủ tướng Shinzo Abe cũng giảm xuống.

Trong phiên này, Nissan Motor Co giảm 4,1% sau khi lợi nhuận hoạt động quý đầu tiên năm tài chính giảm 12,8% trong năm.

Nhà sản xuất thiết bị xây dựng Hitachi Construction Machinery đã tăng lên mức cao nhất trong 9 năm sau khi lợi nhuận quý tăng vọt 584,5% trong năm lên 16,7 tỷ yên (150,3 triệu USD) nhờ nhu cầu tăng ở Trung Quốc và Bắc Mỹ.

Nhà sản xuất linh kiện ôtô Denso Corp tăng 5,3%

Daiwa sụt giảm 5,1% sau khi lợi nhuận ròng quý này của họ giảm 21%, do doanh thu kinh doanh FICC (thu nhập cố định, tiền tệ và hàng hóa) yếu đi.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, với chỉ số Shanghai benchmark ghi nhận tuần tăng thứ 6 liên tiếp, được củng cố bởi các dữ liệu kinh tế vững chắc gần đây và cam kết của nước này sẽ tiếp tục cải cách các Công ty nhà nước.

Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,3% lên 3.721,89 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1%.

Trong tuần, CSI300 giảm 0,2% trong khi SSEC tăng 0,5%.

Các nhà đầu tư tiếp tục đeo bám vào các blue-chips được xem là “an toàn hơn", đặc biệt là các cổ phiếu theo chu kỳ hàng đầu trong ngành, được hưởng lợi nhiều nhất từ việc theo đuổi các cải cách các Công ty nhà  nước của Trung Quốc.

Các báo cáo cũng cho thấy các tổ chức đầu tư đã tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lớn trong 3 tháng qua, trong khi giảm hứng thú với các doanh nghiệp mới thành lập xuống mức thấp nhất kể từ quý IV/ 2013.

Trong ngày, cổ phiếu tiêu dùng tăng sau khi Công ty đầu ngành Kweichow Moutai công bố tăng trưởng lợi nhuận giữa năm tăng trưởng mạnh, trong khi các công ty nguyên vật liệu cũng tăng 1,8%.

Chứng khoán Hồng Kông kết thúc ở mức thấp vào thứ sáu, do các nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh từ đầu tuần, và hiệu ứng đến từ thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,6%, dẫn đầu là các cổ phiếu năng lượng, công nghệ và tài chính.

Tuy nhiên, tính chung thì Hang Seng Index đã có tuần tăng thứ 3 liên tiếp với hơn 1%.

Chỉ số theo dõi các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hồng Kông giảm 0,9% ở mức 10.756,08 điểm. Trong tuần giảm 0,3%.

Tập đoàn AIA, đạt mức cao kỷ lục vào hôm qua, đã quay đầu giảm khoảng 2% trong phiên hôm nay, sau khi một số nhà đầu tư tin rằng mức tăng trưởng 42% trong nửa đầu năm đã được thổi phồng.

Tập đoàn công nghệ khổng lồ Tencent Holdings cũng giảm 1,2%, sau khi tăng 2,5% trong phiên hôm qua. Tính từ đầu năm, cổ phiếu này đã tăng hơn 60%.

Các cổ phiếu ngành năng lượng lớn như PetroChina và Shenhua của Trung Quốc đã giảm 0,8% và 1,3%.

Kết thúc phiên 28/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 119,80 điểm (-0,60%), xuống 19.959,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 151,78 điểm (-0,56%), xuống 26.979,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,46 điểm (+0,11%), lên 3.253,24 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,10 - 36,32 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.  

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.433 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiềm ẩn rủi ro khi cho vay kiểu Grab, Uber

Gần đây, mô hình cho vay qua mạng bắt đầu rộ lên. Huy động vốn cao hơn ngân hàng, cho vay rẻ hơn công ty tài chính, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang được nhiều người tiêu dùng biết tới.. >> Chi tiết

Lãi lớn, các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua săn tiền

Hiện chưa có nhiều công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý II/2017 và bán niên năm nay. Tuy nhiên, với những công ty đã công bố, kết quả kinh doanh là khả quan..>> Chi tiết

Doanh thu tài chính: Nhìn từ trường hợp KDC, CII và AAA

Việc thay đổi hình thức đầu tư từ đầu tư tài chính, đầu tư vào công ty liên kết sang công ty con hoặc ngược lại, trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến những khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp trong kỳ có sự thay đổi này.. >> Chi tiết

Doanh nghiệp ngành điện “phập phù” lợi nhuận

Nhiều doanh nghiệp ngành điện đạt kết quả kinh doanh quý II/2017 với mức tăng trưởng cao.

Tuy vậy, lãnh đạo các doanh nghiệp chia sẻ, lợi nhuận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tỷ giá, nguyên liệu và thời tiết.. >> Chi tiết

Các dự án tỷ USD đang quay trở lại

Trong 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 22 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, hứa hẹn bước đột phá mới.. >> Chi tiết

-  Cổ phiếu Ford trượt giá thê thảm, Ford thay tướng

Efraim Levy, một nhà phân tích của CFRA nhận định rằng, việc “mất ghế” của cựu CEO Mark Fields xuất phát từ sự thất vọng của các nhà đầu tư về hiệu suất của cổ phiếu Ford.

Theo đó, dưới thời Mark Fields, cổ phiếu của hãng sản xuất ô tô Ford đã giảm tới 36%. Trong khi đó, cổ phiếu của GM giảm 13%, còn cổ phiếu của Tesla tăng tới 35%.. >> Chi tiết

Ông chủ Amazon chỉ giữ ngôi giàu nhất thế giới trong vài giờ

Chốt phiên hôm qua, giá cổ phiếu đại gia thương mại điện tử Amazon mất 0,7%, xuống 1.046 USD. Việc này đã kéo tài sản của Jeff Bezos xuống 89,3 tỷ USD, thấp hơn so với 90,7 tỷ USD của Bill Gates.. >> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục