Thị trường tài chính 24h: Thiếu giải pháp lớn

(ĐTCK) VN-Index lên trên 965 điểm; Ngân hàng không dễ thành lập công ty tài chính; Thanh khoản rơi bởi thị trường thiếu giải pháp lớn; Khởi tạo hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam (Kỳ cuối); Chứng khoán châu Á tiếp tục đỏ lửa; Bloomberg: Trung Quốc vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong năm nay!...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

VN-Index duy trì đà tăng

Mở cửa phiên sáng, VN-Index giảm khá mạnh ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, chỉ số sau đó dần hồi phục, nhờ cầu bắt đáy nhập cuộc tương đối chủ động.

Thị trường diễn biến tích cực hơn hẳn trong phiên chiều khi lực cầu tốt tiếp tục được duy trì, tập trung tại nhóm dầu khí và bluechips, kéo VN-Index bật tăng lên ngưỡng 965 điểm khi đóng cửa.

Nhóm dầu khí là tâm điểm, với điểm nhấn là mã POW với mức tăng trần +6,7%; GAS tăng 2,3%; PLX tăng 2,6%; PVD tăng 5,5%...

Rổ VN30 có tới 18 mã tăng điểm, bao gồm các mã lớn như SAB, VNM, VIC, VCB, VJC...

ROS từ mức giảm thấp nhất ngày 30.100 đồng, kết phiên tăng lên 34.000 đồng, tương ứng tăng 6,2%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cùng mức thanh khoản cao cũng lan tỏa ở nhiều mã như ITA, KBC, ASM, AAA, HVG, DLG, LDG..., trong khi các mã như FLC, HBC, DXG, HAG, VHG... giảm điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,53 18,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 235 tỷ đồng, giảm mạnh 48,29% về lượng và 45,15% về giá trị so với phiên hôm qua trước (bán ròng 428,43 tỷ đồng).

Kết thúc phiên giao dịch 14/5: VN-Index tăng 6,8 điểm (+0,71%), lên 965,34 điểm; HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,08%), lên 105,7 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 55,15 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên cuối tuần trước, hy vọng đã được thắp lên với nhà đầu tư về khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ đạt được dù vòng đàm phán kết thúc hôm thứ Sáu (10/5) giữa 2 nước không đạt được thỏa thuận nào và Mỹ đã chính thức áp thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ 10/5.

Hy vọng thắp lên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính mỹ Steven Mnuchin cho biết cuộc đàm phán mang tính xây dựng và gia hạn 1 tháng để 2 nước có được thỏa thuận, dù thời gian đàm phán tiếp theo không được xác định.

Tuy nhiên, hy vọng này đã nhanh chóng biến thành sự hoảng sợ trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng việc chính thức tăng thuế từ ngày 1/6 tới với 60 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ.

Cụ thể, theo thông báo trên website Bộ Tài chính Trung Quốc, thuế trả đũa có 4 mức. Khoảng 2.500 hàng hóa bị nâng thuế từ 10% lên 25%. Hơn 1.000 sản phẩm nâng từ 10% lên 20%. 974 sản phẩm nâng từ 5% lên 10%. Gần 600 sản phẩm khác được giữ nguyên mức thuế hiện tại là 5%.

Sự hoảng loạn đã kích hoạt lệnh bán tháo xảy ra trên thị trường chứng khoán Mỹ, kéo các chỉ số lao dốc mạnh ngay khi mở cửa và không có cơ hội nào để hãm đà rơi trong suốt phiên.

Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 617,38 điểm (-2,38%), xuống 25.324,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 69,53 điểm (-2,41%), xuống 2.811,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 269,92 điểm (-3,41%), xuống 7.647,02 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng thêm sau khi Trung Quốc tuyên bố thuế quan trả đũa thuế quan từ Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,59% xuống 21.067,23 điểm. Topix giảm 0,4% xuống 1.534,98 điểm.

Trung Quốc ngày 13/5 thông báo tăng thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/6, đáp trả việc Washington tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh từ ngày 10/5. Tối cùng ngày, Tổng thống Donald Trump cho biết kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ có “trong 3 – 4 tuần nữa”.

Phiên hôm nay, cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô chịu áp lực lớn với Mazda Motor giảm 2% và Subaru Corp giảm 2,3%. Nissan Motor Co giảm 2,95% sau khi tờ Nikkei cho biết, Nissan có thể sẽ trải qua năm thứ 4 liên tiếp suy giảm lợi nhuận.

Mặc dù vậy, dường như nhận thấy thị trường có dấu hiệu bị bán quá mức, nhiều cổ phiếu đã thu hẹp đà giảm, thậm chí hồi phục như Komatsu Ltd, tăng 0,55% sau khi giảm 4% khi mở cửa. Fanuc Corp tăng 0,1% sau khi giảm 2,9% và Yaskawa Electric tăng gần 1% sau khi mất 4,5%.

Các công ty viễn thông lớn, được coi là cổ phiếu phòng thủ, đã thu hút người mua với Nippon Telegraph and Electrical Corp tăng 1,9% và KDDI Corp tăng 2,4%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi nước này tuyên bố trả đũa thuế quan của Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,7% xuống 2.883,61 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,64% xuống 3.645,15 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,6%, ngành tiêu dùng giảm 0,8%, y tế giảm gần 1% và bất động sản mất 0,8%.

Zhang Qi, nhà phân tích của Haitong Securities tại Thượng Hải cho biết, mặc dù vậy, thị trường được cứu bởi những thương vụ mua cổ phiếu quan trọng từ các quỹ được nhà nước hậu thuẫn, khiến thanh khoản thị trường tương đối cao vào buổi sáng.

Chứng khoán Hồng Kông giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ, đã mất 1,5% trong phản ứng đầu tiên đối với việc trả đũa thuế quan của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,5% xuống 28.122,02 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,53% xuống 10.764,02 điểm.

Phiên hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán một lượng cổ phiếu hạng A trị giá 10,6 tỷ nhân dân tệ (1,2 tỷ bảng Anh) thông qua chương trình kết nối Hồng Kông – Thượng Hải.

Kết thúc phiên 14/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 124,05 điểm (-0,59%), xuống 21.067,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 20,10 điểm (-0,69%), xuống 2.883,61 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 428,22 điểm (-1,52%), xuống 28.122,02 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC  giảm nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.420 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua  Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,38 - 36,57 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.054 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 - 23.420 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng không dễ thành lập công ty tài chính

Trong những năm qua, nhiều ngân hàng có kế hoạch thành lập công ty tài chính (CTTC) như OCB, BIDV, ACB, Sacombank… nhưng chưa hoàn tất..>> Chi tiết

Biến động không ngừng ở khối công ty chứng khoán

Trong thời gian vừa qua, dòng vốn từ nước ngoài chảy mạnh vào nhóm công ty chứng khoán, cũng như những thương vụ M&A nội khối… đã thay đổi diện mạo của doanh nghiệp ngành này. Kể từ đầu năm tới nay, những chuyển động mới vẫn chưa dừng lại..>> Chi tiết

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch VAFI: Thanh khoản rơi bởi thị trường thiếu giải pháp lớn

Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, việc TTCK giảm nhịp giao dịch chủ yếu do thiếu các giải pháp lớn. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng duy trì ở mức cao khiến người có tiền không mặn mà với đầu tư chứng khoán. Để thị trường sôi động hơn, đòi hỏi phải đưa các giải pháp lớn vào thực thi..>> Chi tiết

Khởi tạo hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam (Kỳ cuối): Lộ trình 5 năm cho IFRS tại Việt Nam

Bộ Tài chính đang trong quá trình hoàn tất Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) vào Việt Nam, để sớm trình Thủ tướng xem xét ban hành, trên cơ sở đó đặt nền tảng chính thức về mặt pháp lý cho triển khai hệ thống chuẩn mực này tại Việt Nam..>> Chi tiết

- Bloomberg: Trung Quốc vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong năm nay!

Năm nay có thể sẽ là năm mà Trung Quốc phải hứng chịu khoản vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong thị trường trái phiếu trị giá 13 nghìn tỷ USD của nước này..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục