Thị trường tài chính 24h: Thị trường chờ đợi mùa kết quả kinh doanh quý III

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Lý giải biến động trên thị trường OMO; Dò cổ phiếu có dư địa tăng tốt; Đi xa hay đi nhanh?;Chờ đợi cú huých; S&P: Sẽ có nhiều khoản nợ nước ngoài vỡ nợ hơn trong thập kỷ tới…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Thị trường chờ đợi mùa kết quả kinh doanh quý III

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 14/10 tăng 500.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 83,00 – 85,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 27,3 USD lên 2.657,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lên trên 2.665 USD, trước khi lùi nhẹ về 2.660 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,00 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.161 đồng/USD, giảm 14 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.660 – 25.020 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 63.000 USD xuống 62.600 USD, thì sang ngày hôm nay đã bật tăng và lên 64.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,77 USD (-2,34%), xuống 73,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,77 USD (-2,24%), xuống 77,25 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Bật tăng từ khá sớm và tiến tới gần ngưỡng cản 1.300 điểm khá nhanh, nhưng thêm một lần, khi chưa chạm tới mốc điểm này, VN-Index đã bị đẩy ngược về gần tham chiếu.

Thậm chí, sắc đỏ tiếp tục lan rộng sau giờ nghỉ trưa khi bên bán gia tăng sức ép. Tuy nhiên, lực bán không quá lớn, trong khi nhóm Vingroup, đặc biệt là VHM vẫn nỗ lực phát huy vai trò hỗ trợ thị trường, qua đó, giúp VN-Index chỉ giảm nhẹ khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 14/10: VN-Index giảm 2,05 điểm (-0,16%), xuống 1.286,34 điểm; HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,28%), xuống 230,72 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,24%), xuống 92,38 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (11/10), khi đón nhận kết quả kinh doanh từ các ngân hàng lớn.

Cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 4,4% sau khi báo cáo lợi nhuận và doanh thu vượt dự báo, cổ phiếu Wells Fargo tăng gần 6% cũng nhờ nhờ kết quả lợi nhuận cao hơn dự báo.

Trong tuần, Dow Jones tăng 1,2%, S&P 500 tăng 1,1% và và Nasdaq Composite cũng tăng 1,1%.

Kết thúc phiên 11/10: Chỉ số Dow Jones tăng 409,74 điểm (+0,97%), lên 42.863,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 34,98 điểm (+0,61%), lên 5.815,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 60,89 điểm (+0,33%), lên 18.342,94 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Thể thao.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư có phần kỳ vọng hơn vào các biện pháp kích thích kinh tế được Bộ Tài chính công bố trong cuộc họp cuối tuần trước.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,07% lên 3.284,32 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,91% lên 3.961,34 điểm.

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lan Fo'an tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản, ông đã không đưa ra một con số kích thích tiền tệ cụ thể nào.

Trọng tâm hiện đang chuyển sang cuộc họp chính sách lớn tiếp theo của Quốc hội trong những tuần tới.

"Hy vọng đã trở lại, nhưng cũng có thể sẽ chuyển sang chế độ chờ đợi và thận trọng, khi chưa có những con số cụ thể về các gói kích thích, đặc biệt là ở ngành bất động sản”, Xin-Yao Ng, Giám đốc đầu tư tại Abrdn Asia Ltd cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi gói kích thích tài khóa do Bộ Tài chính Trung Quốc công bố đã làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,88% xuống 21.065,38 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,65% xuống 7.571,20 điểm.

Tại một cuộc họp báo cuối tuần được các nhà đầu tư đặc biệt theo dõi, Bộ trưởng Tài chính Lan Fo’an cho biết, Trung Quốc sẽ tiến hành một chương trình hoán đổi nợ để giúp giảm thiểu rủi ro cho chính quyền địa phương.

"Không có con số chính thức về giá trị các gói kích thích, mốc thời gian hoặc lộ trình rõ ràng. Các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi sự rõ ràng hơn, có thể là cho đến cuộc họp tiếp theo của cơ quan lập pháp Trung Quốc", Stephen Innes, giám đốc điều hành tại SPI Asset Management ở Bangkok cho biết.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ động lực thúc đẩy từ phiên cuối tuần trước tích cực trên Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 26,38 điểm, tương đương 1,02%, lên 2.623,29 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều nhích lên, với với Samsung Electronics tăng 2,5%, trong khi SK hynix đảo chiều tăng 0,8%.

Kết thúc phiên 14/10: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 66,58 điểm (+2,07%), lên 3.284,32 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 176,57 điểm (-0,83%), xuống 21.075,41 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 26,38 điểm (+1,02%), lên 2.623,29 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lý giải biến động trên thị trường OMO

Trong những tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng cường hoạt động bơm tiền vào hệ thống qua kênh thị trường mở (OMO). Đáng chú ý là trong tháng 9 và 10/2023, NHNN đã bơm ròng tổng cộng khoảng 100.000 tỷ đồng..>> Chi tiết

- Dò cổ phiếu có dư địa tăng tốt

Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận quý III/2024 của nhiều nhóm ngành có thể đã được phản ánh một phần vào giá cổ phiếu, nhưng yếu tố này vẫn sẽ là căn cứ chính để nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu mục tiêu..>> Chi tiết

- Chờ đợi cú huých

Hiện tại, thị trường chứng khoán đã chững lại khá lâu khi các thông tin hỗ trợ chưa đủ mạnh, trong khi các doanh nghiệp chưa hé lộ nhiều về kết quả kinh doanh quý gần nhất. Ngoài kết quả kinh doanh quý III, nhà đầu tư mong đợi có các thông tin về triển vọng quý IV của các doanh nghiệp, nhưng đó có phải là động lực chính của thị trường trong thời gian tới hay không vẫn là một câu hỏi mở..>> Chi tiết

- Đi xa hay đi nhanh?

Cuối tuần qua có một dấu mốc khá đặc biệt với giới doanh nhân, đó là dịp kỷ niệm 20 năm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024). Còn với giới đầu tư, thị trường chứng khoán tuần qua không có nhiều điểm nhấn, ngoại trừ những câu chuyện đơn lẻ về các doanh nghiệp..>> Chi tiết

- S&P: Sẽ có nhiều khoản nợ nước ngoài vỡ nợ hơn trong thập kỷ tới

Theo S&P Global Ratings, tình trạng vỡ nợ chính phủ sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong thập kỷ tới khi các quốc gia nghèo hơn phải chật vật với gánh nặng nợ lớn và chi phí đi vay cao..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục