VN-Index suy yếu về cuối ngày
Trong phiên sáng, VN-Index duy trì được mức trên ngưỡng 980 điểm trong suốt do sự hỗ trợ của một số mã lớn và lực cung giá thấp cũng được tiết giảm.
Tuy nhiên, bước vào phiên chiều, lực cung đã gia tăng mạnh, trong khi lực cầu giữ sự thận trọng khiến VN-Index bị đẩy lùi. Dù nỗ lực, nhưng nhiều mã lớn quay đầu khiến VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Nhiều mã quay đầu giảm giá như VHM, MSN, TCB, VRE, còn GAS lùi về tham chiếu. Trong khi đó, đà tăng của VCB và BID cũng bị thu hẹp đáng kể.
Một số bluechip nới rộng đà giảm như HDB -2,88%, EIB -1,45%, PNJ -1,2%, PLX -1,01%..
Tâm điểm là các mã cổ phiếu nhỏ. Trong đó, HAI, TSC, LDG, FIT, FTM, CCL… đóng cửa với sắc tím và còn dư mua trần khá lớn.
FLC dù không tăng trần, nhưng +5,56% lên 4.750 đồng với 16 triệu đơn vị được khớp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 0,17 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 54,94 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/11: VN-Index tăng 1,38 điểm (+0,14%), lên 978,17 điểm; HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,73%), xuống 103,23 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 56,02 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall trong phiên thứ Ba (26/11) tiếp tục tăng bất chấp báo cáo mới nhất cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 11 trong bối cảnh lo ngại về điều kiện kinh doanh hiện tại và triển vọng việc làm, nhưng vẫn ở mức đủ để hỗ trợ tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng ổn định.
Một báo cáo khác cho thấy sự sụt giảm bất ngờ trong doanh số bán nhà mới vào tháng 10, nhưng dữ liệu tháng 9 lại được điều chỉnh cao hơn, theo đó doanh số đạt mức cao nhất trong hơn 12 năm.
Kết thúc phiên 26/11, chỉ số Dow Jones tăng 55,21 điểm (+0,20%), lên 28.121,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,88 điểm (+0,22%), lên 3.140,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,44 điểm (+0,18%), lên 8.647,93 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do kỳ vọng ngày càng lớn đối với việc Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận thương mại.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,28% lên 23.437,77 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,31% lên 1.710,98 điểm.
Những bình luận lạc quan của ông Trump đưa ra một ngày sau khi các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của hai nước nói điện đàm và đồng ý tiếp tục làm việc về các vấn đề còn lại.
Chứng khoán Nhật cũng nhận được sự tích cực từ thông tin, một quan chức cao cấp của đảng cầm quyền cho biết, ông tin rằng chính phủ đang cố gắng soạn thảo một gói kích thích chi tiêu tiêu dùng trị giá khoảng 10 nghìn tỷ yên (92 tỷ USD).
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất trên sàn là Screen Holdings Co Ltd, tăng 4,56%, Hitachi Construction Machinery Co Ltd, tăng 3,78% Tokyo Tatemono Co Ltd, tăng 3,76%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi dữ liệu ngành công nghiệp yếu đã xóa đi những tích cực đến từ việc ông Donald Trump nhận định một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Bắc Kinh đã gần kề.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,13% xuống 2.903,19 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,41% xuống 3.875,62 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy, lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm trung bình 9,9% xuống 427,56 tỷ nhân dân tệ (60,74 tỷ USD) vào tháng 10, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong 8 tháng qua.
Chứng khoán Hồng Kông tăng điểm cũng nhờ những tuyên bố mang đầu tính tích cực về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc của ông Donald Trump.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,15% lên 26.954,00 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises gần như không đổi ở mức 10.620,11 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng được hưởng lợi nhờ tín hiệu tích cực từ tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1.
Kết thúc phiên 27/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 64,45 điểm (+0,28%), lên 23.437,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,87 điểm (-0,13%), xuống 2.903,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 40,08 điểm (+0,15%), lên 26.954,00 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 6,50 điểm +(0,31%), lên 2.127,85 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng lặng sóng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau đêm qua qua tại Mỹ tăng 6,3 USD lên 1.461,3 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã giảm nhẹ xuống 1.459 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,17 – 41,42 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.154 đồng, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cánh cửa đầu tiên với ngân hàng số đã mở
Ngân hàng số đang có cơ hội bùng nổ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức cho phép mở cánh cửa đầu tiên..>> Chi tiết
- Nhiễu phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh: Ai ép giá, ai hưởng lợi?
Với quy mô thị trường còn nhỏ, việc lấy giá chốt hợp đồng phái sinh là giá ATC dường như là lý do khiến chỉ số giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam bị “làm giá” để hưởng lợi ở thị trường phái sinh..>> Chi tiết
- HOSE sắp đón thêm hàng tỷ cổ phiếu mới
Thống kê của Đầu tư Chứng khoán cho biết, tổng số lượng cổ phiếu được các doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE từ nay đến cuối năm 2019 lên đến con số hàng tỷ đơn vị..>> Chi tiết
- Những cổ phiếu ngược xu hướng bán ròng
vẫn có những cổ phiếu như VRE, KBC, VCB, BID, HSC, PPC, PVI… đang được dòng tiền ngoại kiên trì mua ròng, trở thành sức cầu quan trọng hỗ trợ cho thị giá và tâm lý đầu tư..>> Chi tiết
- Thị trường bán lẻ Việt: Thêm tên tuổi, thêm cạnh tranh
Thị trường bán lẻ Việt Nam vừa chứng kiến cuộc đổ bộ của tập đoàn bán lẻ đến từ Mỹ - ACE Hardware, khiến cạnh tranh càng thêm “nóng”..>> Chi tiết