Thị trường tài chính 24h: Phút cuối nghiệt ngã

(ĐTCK) Phiên ATC khiến VN-Index mất mốc 960 điểm; Tăng điểm số tiếp cận tín dụng: Đã đến lúc các bộ, ngành cần cùng vào cuộc; Quý III sẽ có “tổng kho” thông tin trái phiếu; Phía sau đà tăng trưởng của những doanh nghiệp dẫn đầu;  Nhà đầu tư nhỏ ngóng chờ sự công bằng; Chứng khoán châu Á điều chỉnh; Mở room lên 100% từ 2021: Trung Quốc tăng sức hấp dẫn...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

VN-Index bị đẩy mạnh trong đợt ATC

Phiên sáng diễn ra khá lặng sóng khi các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí giao dịch cầm chừng và chờ diễn biến trong ngày cuối cùng các quỹ ETFs chốt sổ cho quý II/2019.

Bước vào phiên chiều, thị trường vẫn lình xình đi ngang, VN-Index biến động nhẹ trên mốc 960 điểm. Tuy nhiên, kịch bản không khác nhiều so với những lần cơ cấu trước đây. Áp lực bán bất ngờ gia tăng trong 15 phút cuối đã khiến VN-Index quay đầu và lùi về tham chiếu.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, tác động mạnh có MSN đảo chiều tăng 1,8%; VNM tăng 1,8%.

Trái lại, cổ phiếu nhà Vin lại thiếu tích cực. Ngoại trừ VHM nhích nhẹ VIC giảm 1,29%, VRE giảm 1,72%.

Tâm điểm đáng chú ý là POW. Với việc được thêm vào danh mục của 2 quỹ ETF, và giao dịch sôi động nhất với khối lượng khớp lệnh gần 33,35 triệu đơn vị.

Khối ngoại cũng tham gia mua bán mạnh POW kgi mua vào gần 35,69 triệu đơn vị và bán ra 30,14 triệu đơn vị.

Mặt khác, STB bị loại khỏi quỹ VNM ETF và bị FTSE Vietnam ETF hạ tỷ trọng nên cũng bị bán ra bán ròng hơn 11,4 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường,  nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 20,19 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 345,13 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/6: VN-Index nhích nhẹ 0,02 điểm lên 959,2 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm (-0,2%), xuống 104,85 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,03 điểm (-0,06%), xuống 55,12 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên thứ Tư (19/6), sau thời gian lình xình, phố Wall đã vùng tăng trong ít phút cuối phiên sau khi có kết quả cuộc họp của Fed với giọng điệu ôn hòa và tuyên bố sẵn sàng giảm lãi suất trong những tháng tới nếu kinh tế Mỹ yếu kém.

Tiếp nối niềm tin này, cùng với khả năng Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc đàm phán trước cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 cuối tháng ở Nhật Bản như thông báo trước đó của ông Trump giúp phố Wall duy trì đà tăng trong phiên thứ Năm với mức tăng mạnh hơn nhiều phiên thứ Tư.

Bên cạnh đó, sự khởi sắc của giá dầu thô cũng giúp nhóm cổ phiếu năng lượng tăng vọt hơn 2,2% trong phiên, qua đó góp phần kéo phố Wall tăng mạnh. Trong đó, Dow Jones và S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh lực sử mới, còn Nasdaq cũng đang ở gần mức đỉnh lịch sử.

Kết thúc phiên 20/6, chỉ số Dow Jones tăng 249,17 điểm (+0,94%), lên 26.753,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,72 điểm (+0,95%), lên 2.954,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 64,02 điểm (+0,80%), lên 8.051,34 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh, khi giới đầu tư chờ đợi thêm các tín hiệu về một vòng đàm phán thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,95% xuống 21.258,64 điểm. Chỉ số này tăng 0,7% trong tuần và là tuần thứ ba liên tiếp tăng. Topix giảm 0,9% xuống còn 1.545,90 điểm.

Hiện tại, sự tập trung của giới đầu tư đã chuyển sang cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc trong khuôn khổ G20 tại Nhật Bản vào tuần tới.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng đã khiến giá dầu thô đi lên và nhóm cổ phiếu dầu mỏ tại Nhật hưởng lợi với Inpex Corp và Japan Petroleum Exploration Co tăng lần lượt 4,4% và 3,7% trong khi Idemitsu Kosan tăng 2,4%.

Cổ phiếu tài chính mất điểm sau khi lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 0,7% và Bảo hiểm MS&AD giảm 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc có thêm một phiên tăng, đánh dấu mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ đầu tháng Tư, khi Bắc Kinh và Washington chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mại mới và các nhà quản lý hứa hẹn các công ty khởi nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.001,98 điểm, lần đầu tiên đóng cửa trên 3.000 điểm kể từ ngày 30/4. Chỉ số này đã tăng 4,2% trong tuần này, mức tăng hàng tuần cao nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 5/4.

Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,14% lên 3.883,94 điểm, và tích lũy 4,9% trong tuần.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,1%, tiêu dùng giảm 0,5%, ngành CNTT tăng 2,1% và y tế tăng 0,4%.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu khởi nghiệp tăng mạnh sau khi cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc ban hành các dự thảo mới, trong đó có điều khoản loại bỏ các yêu cầu bắt buộc về lợi nhuận trong các thỏa thuận M&A liên quan đến các công ty niêm yết.

Cơ quan giám sát cũng cam kết nới lỏng các kênh tài trợ vốn cho các công ty niêm yết để cải thiện dòng tiền và khuyến khích các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp chiến lược mới tái cấu trúc.

Chứng khoán Hồng Kông điều chỉnh nhẹ, nhưng đã đạt được mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11/208 với hy vọng các ngân hàng trung ương toàn cầu hạ lãi suất

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,27% xuống 28.473,71 điểm, Trong tuần, chỉ số tăng 5% và là tuần tăng tốt nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 2/11/2018.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises gần như không thay đổi tại 10.921,47 điểm, nhưng tăng 4,8% trong tuần, mức tăng lớn nhất trong hơn 7 tháng.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,5%, ngành CNTT không đổi, tài chính kết giảm 0,3% và bất động sản giảm 0,6%. 

Công ty có mức tăng cao nhất trên Hang Seng là CNOOC Ltd, tăng 2,6%, trong khi nthua lỗ lớn nhất là CLP Holdings Ltd, giảm 4,3%.

Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm do giới đầu tư chốt lời, sau khi dữ liệu xuất khẩu đè nặng tâm lý giới đầu tư.

KOSPI giảm 5, 0,27% xuống 2.125,64 điểm, nhưng tăng 1,44% trong tuần.

Xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 6 này đã giảm 10% so với một năm trước.

Trong đó, doanh số ngành bán dẫn, mặt hàng xuất khẩu chính suy yếu ở thị trường nước ngoài. Trong giai đoạn này, xuất khẩu chất bán dẫn đã giảm 24,3% so với một năm trước đó.

Kết thúc phiên 21/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 204,22 điểm (-0,95%), xuống 21.258,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,86 điểm (+0,50%), lên 3.001,98  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 76,72 điểm (-0,27%), xuống 28.473,71 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC hạ nhiệt về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.350 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 420.000 đồng/lượng chiều mua vào và 470.000 đồng/lượng chiều bán ra, so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 38,40 - 38,67 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.055 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.230 - 23.350 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tăng điểm số tiếp cận tín dụng: Đã đến lúc các bộ, ngành cần cùng vào cuộc

Từ báo cáo Doing Business 2008, NHTG ghi nhận Việt Nam có sự cải thiện về chỉ số sức mạnh quyền pháp lý (từ 5/10 điểm lên 7/10 và 7/12 điểm), tuy nhiên, từ đó đến nay, điểm số về sức mạnh quyền pháp lý liên tục duy trì ở mức 7/12 điểm và chỉ có sự tăng nhẹ tại báo cáo Doing Business 2018 (8/12 điểm)..>> Chi tiết

Quý III sẽ có “tổng kho” thông tin trái phiếu

Với nhu cầu huy động vốn ngày một lớn của nhiều doanh nghiệp, thị trường trái phiếu trở nên sôi động hơn hẳn, nhưng cũng đồng thời lộ ra hiện trạng phân tán, thiếu minh bạch thông tin trên thị trường này..>> Chi tiết

 Phía sau đà tăng trưởng của những doanh nghiệp dẫn đầu

Theo dõi đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của nhiều công ty đại chúng lớn đều nổi lên một điểm chung: Thị trường đang cạnh tranh quyết liệt, thách thức khả năng duy trì đà tăng trưởng của các doanh nghiệp..>> Chi tiết

Nhà đầu tư nhỏ ngóng chờ sự công bằng

Việc thành công trong cải thiện tính công bằng và minh bạch trên TTCK không chỉ bảo vệ tốt hơn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn cải thiện niềm tin thị trường..>> Chi tiết

Mở room lên 100% từ 2021: Trung Quốc tăng sức hấp dẫn

Ngay giữa làn đạn của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, lĩnh vực tư vấn, tìm kiếm cơ hội hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Đại lục vẫn nở rộ..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục