VN-Index giảm mạnh
Thị trường mở cửa trong sắc đỏ khi lực cung giá thấp lan rộng cùng sức ép đến từ nhóm bluechip khiến VN-Index có thời điểm đe dọa mốc 975 điểm.
Mặc dù sau đó, một số bluechip được kéo lên,, nhưng dòng tiền chưa đủ mạnh khiến sắc xanh chỉ le lói trong thời gian khá ngắn rồi dần thoái lui.
Bước sang phiên chiều, diễn biến thị trường vẫn khá xấu khi lực cung giá thấp ồ ạt bị xả. Sắc đỏ đang lan rộng bảng điện tử khiến VN-Index lùi về 970 điểm khi đóng cửa.
Các mã tác động mạnh tới chỉ số chung như VHM giảm 2,3%, VIC giảm 1,7%, VNM giảm 1,2%, VCB giảm 1,6%, TCB giảm 1,9% xuống, BID giảm 2,7%, GAS giảm 2,4%, MSN giảm 3,1%.
Ngoài GAS và PLX nới rộng biên độ giảm, thành viên khác trong nhóm dầu khí là PVD tiếp tục lùi sâu khi giảm 4,61%.
Một trong những cổ phiếu đáng chú ý là YEG. Sau thông tin Yeah1 thương thảo với Youtube bất thành, YEG giảm sàn2 phiên liên tiếp xuống 93.500 đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,16 triệu đơn vị, giá trị 150,92 tỷ đồng
Kết thúc phiên giao dịch 24/5: VN-Index giảm 12,68 điểm (-1,29%), xuống 970,03 điểm; HNX-Index giảm 0,91 điểm (-0,86%), xuống 105,39 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,22%), xuống 55,27 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể kéo dài tới năm 2035 và có thể trở thành một cuộc chiến tranh lạnh thương mại do 2 nền kinh tế vẫn còn nhiều bất đồng.
Cụ thể, Zhang Yansheng - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc cho biết, cuộc đàm phán bế tắc vì Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi ngay lập tức về cán cân thương mại, cải tổ cấu trúc và sửa đổi pháp lý. Không cái nào có thể thực hiện trong ngắn hạn.
Zhang cho rằng, hệ thống giám sát thực thi mà Mỹ yêu cầu nằm ngoài khả năng của Trung Quốc. Các đòi hỏi về thay đổi luật pháp là "quá cao" và Trung Quốc cần thời gian để nâng cao năng lực Trước đó, Bắc Kinh cũng cho rằng, Washington làm tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu và Trung Quốc sẽ "áp dụng biện pháp cần thiết" để bảo vệ doanh nghiệp của mình.
Nỗi lo cuộc chiến thương mại kéo dài sẽ kéo sụt tăng trưởng toàn cầu đã dần được thể hiện trên thực tế.
Cụ thể, theo số liệu vừa công bố của HIS Markit, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ đã giảm xuống mức 50,6 vào tháng 5 từ mức 52,6 của tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.
Dù vậy, chỉ số trên 50 cho thấy, vẫn có sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất, chiếm khoảng 12% nền kinh tế Mỹ.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy đơn đặt hàng mới nhận được của các nhà máy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2009.
Những thông tin tiêu cực trên đã tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư, nên đã kích hoạt lệnh bán tháo trên phố Wall trong phiên thứ Năm, kéo các chỉ số lao dốc.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu năng lượng lao dốc mạnh theo giá dầu cũng tác động xấu tới thị trường chung.
Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Dow Jones giảm 286,14 điểm (-1,11%), xuống 25.490,47 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 34,03 điểm (-1,19%), xuống 2.822,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 122,56 điểm (-1,58%), xuống 7.628,28 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh đè nặng tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,16% xuống 21.117,22 điểm. Topix nhích nhẹ 0,04% lên 1.541,21 điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm nói rằng “"Nhìn vào những gì Huawei đã làm từ khía cạnh an ninh, quân sự đều rất nguy hiểm. Nếu chúng tôi đạt thỏa thuận, tôi nghĩ có thể bao gồm vấn đề Huawei trong một hình thức nào đó hoặc một phần nào đó".
Phiên hôm nay, Panasonic đã giảm 1,8%, một ngày sau khi cho biết, đã ngừng giao hàng một số linh kiện cho Huawei để tuân thủ các quy định của Mỹ.
Nhà sản xuất linh kiện điện tử Murata Manufacturing đã tăng trở lại 1% sau khi giảm xuống mức thấp trong 2 năm rưỡi qua. Tuy nhiên, cổ phiếu này cũng đã giảm tới gần 25% trong tháng này.
Các cổ phiếu năng lượng đi xuống sau khi giá dầu thế giới giảm với Idemitsu Kosan giảm 3,9%. Các nhà phát triển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Inpex và JXTG Holdings giảm lần lượt 4,7% và 3,7%.
Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, nhưng đã có tuần giảm thứ 5 liên tiếp, trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại Trung-Mỹ biến thành cuộc chiến tranh lạnh công nghệ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,01% lên 2.852,99 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,3% lên 3.593,91 điểm.
Trong tuần, CSI300 giảm 1,5%, và là tuần thứ 3 liên tiếp giảm. Còn SSEC mất 1% và là tuần thứ 5 liên tiếp mất điểm.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm rằng họ đang đề xuất một quy định mới để áp thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm từ các quốc gia có đồng nội tệ được giữ thấp so với USD, một động thái khác có thể áp thuế cao hơn đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Trong ngắn hạn, tác động từ căng thẳng thương mại Trung-Mỹ là rất lớn, do hướng đi không rõ ràng của vấn đề thương mại và dòng vốn chảy ra có thể tăng mạnh nếu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu, Xu Peidong, nhà phân tích của BOC Quốc tế (Trung Quốc) cho biết.
Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng cao nhất là Jiangsu Zijin Rural Commercial Bank Co Ltd, tăng 10,08%, Hua Phường Co Ltd, tăng 10,07% và Jiangxi Guotai Group Co Ltd, tăng 10,06%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất cóZhangjiagang Freetrade Science & Technology Group Co Ltd giảm 10,05%, Shanghai Fudan Forward S & T Co Ltd mất 10,02% và Phúc Kiến Start Group Co Ltd giảm 9,99%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ sau phiên bán tháo hôm qua, nhưng đã mất điểm trong tuần thứ 3 liên tiếp.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,3% lên 27.353,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,4%, lên 10/445,54 điểm.
Trong tuần, HSI giảm 2,1%, trong khi HSCE mất 2,3%, cả hai đều giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.
Chỉ số công nghệ thông tin Hang Seng đã mất 14,6% cho đến nay do lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ.
Công ty công nghệ khổng lồ Tencent Holdings Ltd đã giảm 8,5% trong tuần, mất 16,1% trong tháng 5 cho đến nay.
Kết thúc phiên 24/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 33,92 điểm (-0,16%), xuống 21.117,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,48 điểm (+0,01%), lên 2.852,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 86,80 điểm (+0,32%), lên 27.353,93 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.455đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 70.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,25 - 36,44 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.066 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.334 - 23.455 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao có hấp dẫn?
Nhiều tổ chức tín dụng, công ty tài chính đang tăng lãi suất huy động, trong đó phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG) lãi suất cao là sản phẩm được nhiều đơn vị chào mời người gửi tiền..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán Việt phá vỡ lời nguyền “Sell in May”
Khác với diễn biến của tháng 5/2018 khi VN-Index mất hơn 13% với những phiên giảm điểm chiếm phần lấn át, diễn biến thị trường kể từ đầu tháng 5/2019 đến nay cho thấy, xu hướng tăng điểm đang vượt trội. Dường như “Buy in May” (Mua trong tháng 5) mới phù hợp cho thị trường chứng khoán năm nay..>> Chi tiết
- Thận trọng với doanh nghiệp có ROE cao
Thống kê đến ngày 21/5/2019, khá nhiều doanh nghiệp có ROE trượt 4 quý gần nhất trên 30%, trong đó, ở Top đầu, không ít cái tên mới gây bất ngờ..>> Chi tiết
- Muốn gọi được vốn, các quỹ nên “săn” người giàu
Chuyên gia mách nước, các công ty quản lý quỹ Việt Nam cần có hướng mới về tiếp cận khách hàng, cũng như cho ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới nếu muốn thành công trong gọi vốn để lập quỹ…>> Chi tiết
- Hóa giải thách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đâu là những nguồn lực đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm, cũng như cho giai đoạn tới, là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại tổ ngày 22/5/2019..>> Chi tiết
- Trái ngược bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại với Mỹ và các chính sách kiểm soát sử dụng đòn bẩy của giới chức Trung Quốc đã bắt đầu tạo gánh nặng lên tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tại quốc gia này..>> Chi tiết