Thị trường tài chính 24h: Nỗi lo của nhà đầu tư nhỏ

(ĐTCK) VN-Index lên trên 980 điểm; Ngân hàng rầm rộ chia cổ tức; Thị trường vận động ngược giá trị; Nhà đầu tư nhỏ lo ngại điều gì?; VN-Index khó quay về đáy 910 điểm; Chỉ số Dow Jones giảm phiên thứ 8 liên tiếp; Deutsche Bank lĩnh án phạt 205 triệu USD do thao túng thị trường....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index phục hồi hơn 13 điểm

Trong phiên sáng, sau khi bị đẩy xuống 960 điểm, VN-Index đã hồi phục trở lạ và đóng cửa trong sắc xanh, nhưng sự dè dặt của dòng tiền khiến đà tăng không mạnh, trong khi thanh khoản sụt giảm mạnh.

Bước vào phiên chiều, dòng tiền yếu đã khiến cả 2 chỉ số rung lắc, trong đó VN-Index lùi về gần tham chiếu, còn HNX-Index chớm sắc đỏ.

Tuy nhiên, lực cầu đã tích cực hơn, kéo cả 2 chỉ số tăng vọt trở lại và đóng cửa ở gần mức cao nhất ngày, trong đó VN-Index trở lại mốc 980 điểm.

Top 10 mã vốn hóa lớn, cặp đôi VIC và VHM giảm nhẹ 0,97% xuống 122.800 đồng và 0,7%, xuống 114.200 đồng. TCB giảm 0,21%, xuống 95.000 đồng, còn SAB và MSN đứng ở tham chiếu.

Trong khi đó, VNM tăng 4,71%, lên 178.000 đồng, VCB tăng 2,98%, lên 58.700 đồng, GAS tăng 1,8%, lên 90.700 đồng, CTG tăng 2,17%, lên 25.900 đồng và BID tăng 2,61%, lên 27.500 đồng.

Top 30 mã vốn hóa, sắc xanh chiếm thế, trong đó VPB tăng mạnh nhất với 6,13%, lên 32.900 đồng, HPG tăng 4,33%, lên 40.950 đồng, BVH tăng 4,94%, lên 85.000 đồng, DHG tăng 4,6%, lên 104.600 đồng, VRE tăng 3,9%, lên 40.000 đồng.

Ngoài ra, có nhiều mã khác tăng trên 2% như  MBB, MWG, HDB, STB, SSI, trong khi ROS lại giảm sàn xuống 43.250 đồng.

HPG và FLC là 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với hơn 7 triệu đơn vị được khớp. Cũng giống HPG, FLC cũng tăng mạnh 5,04%, lên 5.000 đồng.

Ngoài ra, phiên hôm nay ghi nhận đà tăng mạnh tại SBT khi đóng cửa ở mức trần 15.900 đồng với 1,9 triệu đơn vị được khớp.

Cũng có sắc tím là TCH lên 22.950 đồng với 1,34 triệu đơn vị và SJF lên 21.600 đồng với 1 triệu đơn vị được khớp.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 2,73 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 175,78 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 669.315 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 40,12 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 842.581 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 1,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/6: VN-Index tăng 13,77 điểm (+1,42%), lên 983,17 điểm; HNX-Index tăng 1,82 điểm (+1,65%), lên 111,98 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,03%), lên 51,81 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.521 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ, trong đó Dow Jones giảm phiên thứ 8 liên tiếp.

Cổ phiếu của các công ty sản xuất ô tô lớn tại Mỹ đã chịu sức ép sau khi Daimler của Đức cắt giảm dự báo lợi nhuận trong năm 2018 còn công ty BMW đang xem xét các lựa chọn chiến lược vì chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cổ phiếu Caterpillar sụt 2,52% và cổ phiếu Boeing giảm 1,5%. Chỉ số công nghiệp thuộc S&P 500 mất 1,19% và giảm điểm 7 phiên trong 8 phiên.

Phil Blancato, Giám đốc điều hành tại Ladenburg Thalmann Asset Management, nhận định: “Điều này dẫn đến sự thiếu niềm tin vào khả năng của Chính quyền ông Trump trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế của mình”.

Cổ phiếu Amazon giảm đến 1,9% sau phán quyết của Tòa án cho phép các bang buộc những công ty bán lẻ trực tuyến phải thu thuế bán hàng, trước khi xóa bớt đà sụt giảm và ghi nhận mức giảm 1,1% vào cuối phiên.

Cổ phiếu Wayfair lùi 1,6%, cổ phiếu Overstock lao dốc 7,2% và cổ phiếu Ebay sụt 3,2%.

Cổ phiếu Intel mất 2,4% và tác động tiêu cực đến S&P 500 sau khi Giám đốc điều hành, Brian Krzanich, từ chức.

Dow Jones chịu sức ép nặng nề từ các công ty công nghiệp, và lo ngại về thương mại đã khiến chỉ số này xóa sạch đà tăng trong năm 2018 hồi đầu tuần này.

Chỉ số ô tô và linh kiện thuộc S&P 500 mất 1,79% với cổ phiếu Ford lùi 1,35%, General Motors giảm 1,98% và Tesla sụt 4,06%. 

Lĩnh vực năng lượng giảm 1,93% và có thành quả tồi tệ nhất khi giá dầu lao dốc trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra. Thị trường dự báo các nhà sản xuất sẽ quyết định gia tăng sản lượng tại cuộc họp này.

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số Dow Jones giảm 196,10 điểm (-0,80%), xuống 24.461,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,56 điểm (-0,63%), xuống 2.749,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 68,56 điểm (-0,88%), xuống 7.712,95 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trở lại khi cổ phiếu của các công ty sản xuất ô tô đi xuống, sau khi đại gia Daimler của Đức cắt giảm dự báo lợi nhuận với lý do thuế quan.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,78% xuống 22.516,83 điểm, chỉ số này giảm 1,46% trong tuần này. Topix giảm 0,33% xuống 1.744,83 điểm.

Gã khổng lồ Daimler, sở hữu thương hiệu lớn là Mercedes Benz đã cắt giảm dự báo lợi nhuận 2018 vì lo ngại về thuế quan đối với xe ô tô mà họ xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Trong khi đó, BMW cũng cho biết đang xem xét "các lựa chọn chiến lược" trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng.

Theo đó, nhóm cổ phiếu ô tô của Nhật bị ảnh hưởng và mất điểm với Toyota Motor Corp giảm 2,66%, Honda Motor Co giảm 1,97% và Mazda Motor Corp giảm 0,73%.

Các công ty vận tải cũng suy giảm với Mitsui OSK Lines giảm 0,94%; Kawasaki Kisen giảm 1% do lo ngại nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm.

Ngược lại, các cổ phiếu tiêu dùng, tương đối miễn nhiễm với các biến động lớn đã thu hút người mua, với nhà sản xuất mỹ phẩm Shiseido Co tăng 0,72%, Japan Tobacco tăng 1,07% và hãng sản xuất tã Unicharm Corp tăng 1,9%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi phục nhẹ, nhưng có tuần mất điểm nhiều nhất kể từ đầu tháng 2/2018.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 2.889,76 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,5% lên 3.608,90 điểm.

Trong tuần, SSEC giảm 4,4%, còn CSI300 giảm 3,8%, cả hai đều ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ đầu tháng 2/2018 tới nay.

Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc Mỹ "thất thường" đối với các vấn đề thương mại song phương, và cảnh báo rằng lợi ích của công nhân và nông dân Mỹ cuối cùng sẽ bị tổn thương bởi các hành động áp thuế của Washington.

Trong khi một số nhà đầu tư vẫn hy vọng Washington và Bắc Kinh có thể đưa ra thỏa thuận trước ngày 6/7, thời điểm chịu thuế đầu tiên của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cũng như thuế quan trả đũa của Trung Quốc sẽ có hiệu lực.

Nhóm cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Aurora Optoelectronics Co Ltd tăng 10,14%, Investment Investment Holdings Co Ltd tăng 10,05% và Shenyang Jinbei Automotive Co Ltd tăng 10,05%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Zhongzhu Healthcare Holding Co Ltd giảm 10,02%, Fuda Alloy Materials Co Ltd giảm 10,01% và Eastern Pioneer Driving School Co Ltd giảm 10%.

Chứng khoán Hồng Kông kịp lấy lại sắc xanh nhạt trong phiên chiều, sau khi trong phiên sáng chìm trong sắc đỏ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,2% lên 29.338,70 điểm. Trong tuần, Hang Seng mất 3,2%, và có tuần giảm sâu nhất kể từ cuối tháng 3 đến nay.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,2% xuống 11.339,87 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,2%, ngành CNTT tăng 0,28 tài chính tăng 0,01% và bất động sản tăng 0,14%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất sàn là Hengan International Group Company Ltd tăng 3,35%, trong khi giảm nhiều nhất là PetroChina Co Ltd giảm 1,04%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất gồm Hengan International Group Company Ltd tăng 3,35%, BYD Co Ltd tăng 2,67% và China Gas Holdings Ltd tăng 2,52%.

Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất có Air China Ltd giảm 3,34%, Postal Savings Bank of China Co Ltd giảm 2,2% và Great Wall Motor Co Ltd giảm 1,6%.

Kết thúc phiên 22/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 176,21 điểm (-0,78%), xuống 22.516,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 42,65 điểm (+0,15%), lên 29.338,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,95 điểm (+0,49%), lên 2.889,76 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.900 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng từ 40.000 đến 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,79 - 36,99 triệu đồng/lượng, tăng 90.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.620 đồng/USD, giảm 2 so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.830 - 22.900 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng rầm rộ chia cổ tức

Nếu như các năm trước, việc chia cổ tức là câu chuyện “khó nói” của các ngân hàng, khiến không ít cổ đông ấm ức, thì một năm trở lại đây, tình hình đã được cải thiện. Bởi nhờ kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, nhiều nhà băng đã sớm chi trả cổ tức..>> Chi tiết

VN-Index khó quay về đáy 910 điểm

Chỉ số VN-Index tăng giảm với biên độ khá rộng, tình trạng này được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trước khi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh bán niên 2018..>> Chi tiết

Thị trường vận động ngược giá trị

Theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), tính đến hết phiên giao dịch ngày 19/6/2018, có tới 505 mã chứng khoán trên các sàn đang giao dịch với thị giá nhỏ hơn giá trị sổ sách hạch toán trên báo cáo tài chính gần nhất. Thị trường đang lãng quên cổ phiếu, hay có cách định giá khác?..>> Chi tiết

Nhà đầu tư nhỏ lo ngại điều gì?

Hai phiên giao dịch 18 - 19/6, thị trường chứng khoán Việt Nam đỏ lửa, chỉ số VN-Index mất tổng cộng 54,3 điểm trong 2 phiên này, tương ứng giảm 5,35%, về gần 960 điểm. Trên nhiều diễn đàn, nhà đầu tư hoang mang với câu hỏi: Điều gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán Việt Nam?..>> Chi tiết

Doanh nghiệp cá tra: Cuộc đua vào thị trường 1,4 tỷ dân

Với nhu cầu tiêu thụ lớn, Trung Quốc - thị trường gần 1,4 tỷ dân luôn là “miếng bánh ngon” trong mắt các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo đó, cuộc đua giành thị phần tại thị trường này đang ngày càng trở nên gay cấn..>> Chi tiết

Deutsche Bank lĩnh án phạt 205 triệu USD do thao túng thị trường

Ngân hàng lớn nhất nước Đức - Deutsche Bank sẽ phải chi thêm 205 triệu USD nộp phạt tại Mỹ do liên quan đến các sai phạm giao dịch ngoại tệ, thao túng thị trường..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục