Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn còn đà tăng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh; Phân định tín dụng bất động sản; Sóng cổ phiếu ngân hàng còn dài; Đầu tư chứng khoán: Thành bại tại chọn mã; Chứng khoán châu Á tiếp tục bị bán ồ ạt; Bóng ma lạm phát đe dọa thị trường chứng khoán toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn còn đà tăng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/5 giảm 80.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ trở lại 20.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,72 – 56,19 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 22,5 USD xuống 1.815,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi nhẹ lên 1.820 USD/ounce, nhưng đã suy giảm mạnh sau đó và rơi xuống dưới 1.810 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,16% lên 90,86 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.168 đồng, tăng 19 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.940 - 23.140 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,75 USD (-2,65%), xuống 64,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) giảm 1,71 USD (-2,47%), xuống 67,71 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index mất hơn 7 điểm

Sau phiên sáng cố gắng nhích lên, thị trường bước vào phiên chiều gặp ngay áp lực phân hóa mạnh quay trở lại, khiến chỉ số lùi về quanh tham chiếu và giằng co.

Mặc dù vậy, lực bán dứt tập trung không ít ở các bluechip về cuối phiên đã đạp thẳng VN-Index xuống dưới sắc đỏ về dưới 1.265 điểm và tiếp tục nới đà giảm trong phiên ATC.

Không ít bluechip nới rộng đà giảm, như SBT -3,3%, VIC -2,5% TCB -2,5%, PDR -2,1%, BVH -2,1%, POW -2%.

Điểm sáng tại CTG +3,3%, khớp lệnh khối lượng cao nhất từ trước tới nay với hơn 34 triệu đơn vị.

Tại nhóm cổ phiếu thị trường, TSC, BMI, FTS, TGG, KMR, AAT vẫn là điểm hút dòng tiền mạnh, khi tất cả đều đóng cửa ở mức giá trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 26,96 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 1.190,35 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/5: VN-Index giảm 7,10 điểm (-0,56%), xuống 1.261,99 điểm; HNX-Index tăng 4,7 điểm (+1,66%), lên 287,03 điểm; UpCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,37%), xuống 81,17 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục đỏ lửa trong phiên ngày thứ Tư (12/4) khi dữ liệu lạm phát làm dấy lên lo ngại Fed có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Chỉ giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 tăng 0,8% so với tháng trước, cao hơn nhiều so với mức dự báo 0,2%.

Trong khi đó, CPI cốt lõi tháng 4 (không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và năng lượng) tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mục tiêu tăng trưởng lạm phát trung bình hàng năm 2% của ngân hàng trung ương.

Kết thúc phiên 12/5, chỉ số Dow Jones giảm 681,5 điểm (-1,99%), xuống 33.587,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 89,06 điểm (-2,14%), xuống 4.063,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 357,75 điểm (-2,97%), xuống 13.031,68điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh, khi bị ảnh hưởng bởi nỗi lo lạm phát của Mỹ gia tăng và thông tin nhiều thị trấn tại Nhật Bản từ bỏ kế hoạch tổ chức các buổi vận động cho thế vận hội Tokyo.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei225 giảm 2,49% xuống 27.44801 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,54% xuống 1.849,04 điểm.

“Nỗi lo lạm phát đang ảnh hưởng đến các cổ phiếu công nghệ, trong khi các ca nhiễm Covid-19 trong nước gia tăng đang làm dấy lên lo ngại về sự ổn định chính trị”, một chiến lược gia tại một công ty môi giới Nhật Bản cho biết.

Hôm nay, cổ phiếu của Tập đoàn SoftBank giảm 7,7% do lo ngại về việc định giá danh mục đầu tư thấp, làm lu mờ thực tế là họ đã công bố lợi nhuận ròng trong năm tài khóa 2020 (kết thúc vào tháng 3/2021) đã tăng vọt lên mức lỷ lục 4.990 tỷ yên (46 tỷ USD), mức cao nhất từ trước tới nay đối với một công ty của Nhật Bản.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm, sau khi dữ liệu cho vay ngân hàng mới nhất của nước này không tăng như dự báo, và căng thẳng với phương Tây leo thang.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,96% xuống 3.429,54 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip C giảm 1,02% xuống 4.992,97 điểm.

Các ngân hàng Trung Quốc đã tung thêm 1,47 nghìn tỷ nhân dân tệ (227,91 tỷ USD) cho các khoản vay mới bằng trong tháng 4, giảm so với tháng 3 và không như kỳ vọng của các nhà phân tích là 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington càng làm tăng thêm áp lực cho thị trường sau một cuộc họp do Mỹ tổ chức về vấn đề Tân Cương.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo một đợt bán tháo trên diện rộng ở các thị trường châu Á khác, trong bối cảnh lo ngại về lạm phát của Mỹ.

Đóng, Hang Seng-Index giảm 1,81% xuống 27.718,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,05% xuống 10.339,99 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,8%, lĩnh vực CNTT giảm 3,11%, tài chính giảm 1,14, và bất động sản giảm 1,58%.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng mất điểm do chịu tác động mạnh từ dữ liệu lạm phát gây sốc từ Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,25% xuống 3.122,11 điểm, sau khi giảm 1,83% vào đầu phiên.

Các cổ phiếu công nghệ lớn đều yếu đi, với gã khổng lồ Samsung Electronics giảm 1,88%, ngay cả sau khi cho biết họ sẽ đầu tư 171 nghìn tỷ won (151,1 tỷ USD) vào công nghệ chip bán dẫn không có đặc tính nhớ đến năm 2030.

Các công ty cùng ngành cũng yếu đi với SK Hynix giảm 1,67%, trong khi LG Chem và Naver giảm lần lượt 1,51% và 1,60%.

Kết thúc phiên 13/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 699,50 điểm (-2,49%), xuống 27.448,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,22 điểm (-0,96%), xuống 3.429,54 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 512,37 điểm (-1,81%), xuống 27.718,67 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 39,55 điểm (-1,25%), xuống 3.122,11 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Phân định tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước duy trì định hướng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với thị trường bất động sản, nhưng không đánh đồng các lĩnh vực..>> Chi tiết

- Sóng cổ phiếu ngân hàng còn dài

TS. Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Đầu tư tại Dragon Capital cho rằng, khi kinh tế hồi phục, là “huyết mạch” của nền kinh tế, ngân hàng sẽ được hưởng lợi. Tuy vậy, dù cổ phiếu ngân hàng vẫn còn triển vọng, nhưng có thể ngắn hạn sẽ khó kỳ vọng do đã tăng giá nhanh thời gian qua..>> Chi tiết

- Đầu tư chứng khoán: Thành bại tại chọn mã

Trong bối cảnh các nhóm cổ phiếu được dự báo tiếp tục phân hóa mạnh, nếu không lựa chọn cổ phiếu cùng chiến lược giải ngân hợp lý, nhà đầu tư sẽ khó có được lợi nhuận, dù VN-Index tiến tới các mốc cao mới..>> Chi tiết

- Bóng ma lạm phát đe dọa thị trường chứng khoán toàn cầu

Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới lao dốc do lo ngại lạm phát gia tăng dẫn tới việc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt lại chính sách tiền tệ ngày càng hiện hữu..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ