Thị trường tài chính 24h: Nhiều mã penny vẫn nóng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm phiên thứ hai liên tiếp; Ngân hàng "ăn" nhờ dịch vụ; UBCK ra hướng dẫn mới nhằm giảm tải nghẽn lệnh trên HOSE; Những cánh chim báo bão; Thiếu hụt tàu container trầm trọng sau sự cố kênh đào Suez; Chứng khoán châu Á đa số giảm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.      
Thị trường tài chính 24h: Nhiều mã penny vẫn nóng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/4 tăng 70.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại đúng 70.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 54,85 – 55,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 18,2 USD lên 1.755,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và lùi về dưới 1.745 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,26% lên 92,30 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.214 đồng, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,07 USD (-0,12%), xuống 59,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,17 USD (-0,27%), xuống 63,03 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tiếp tục lùi bước, nhưng nhóm penny vẫn tạo sóng

Sau phiên sáng giảm điểm với thanh khoản chạm mức nghẽn, khiến phiên chiều diễn ra khá “an nhàn”. Chỉ số VN-Index chỉ biến động lình xình đi ngang trong biên độ hẹp quanh vùng giá 1.230 điểm khi đến khi đóng cửa.

Cổ phiếu lớn VCB vẫn đóng vai trò là lực cản chính khi giảm 2,5%, các mã khác như VNM, VIC, VHM, TCB, BID, CTG, GAS, MSN… cũng chưa thoát khỏi sắc đỏ.

Ở nhóm cổ phiếu penny, ROS, HQC, DLG, AMD, HAI, QCG, TGG, TDG, HCD, FTM… vẫn khoe sắc tím.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 27,88 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 2.332,14 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/4: VN-Index giảm 3,23 điểm (-0,26%), xuống 1.231,66 điểm; HNX-Index tăng 0,04 điểm (+0,01%), lên 293,79 điểm; UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%), xuống 83,01 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng trong phiên ngày thứ Năm (8/4), bất chấp dữ liệu thất nghiệp gây thất vọng.

Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 3/4 tăng 16.000 đơn lên mức 744.000 đơn, cao hơn so với mức 680.000 đơn được giới chuyên gia dự báo trước đó.

Điểm tích cực đến từ lợi suất trái phiếu hạ nhiệt giúp nhóm cổ phiếu công nghệ có mức tăng mạnh nhất trong phiên. Apple, Microsoft hay Amazon đều tăng hơn 1% trong phiên đêm qua.

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Dow Jones tăng 51,31 điểm (+0,17%), lên 33.503,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,22 điểm (+0,42%), lên 4.097,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 140,47 điểm (+1,03%), lên 13.829,31 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng về việc các công ty sẽ báo cáo lợi nhuận tốt hơn trong năm nay.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,2% lên 29.768,06 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,39% lên 1.959,47 điểm.

Sàn Tokyo đã có một khởi đầu tươi sáng khi S&P 500 phiên đêm qua tại Mỹ tiếp tục tăng.

Các nhà phân tích cho biết, trong tuần tới, thị trường có thể gặp khó khi chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đặt Tokyo vào tình trạng "gần như khẩn cấp" kéo dài một tháng để chống lại số ca nhiễm Covid-19 đang tăng cao.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lạm phát tăng mạnh khiến nhà đầu tư lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 3.450,68 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,5% xuống 5.035,34 điểm.

Trong tuần, CSI300 giảm 2,4%, trong khi SSEC giảm 1%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm do lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Đại lục, trong khi căng thẳng Trung-Mỹ cũng đè nặng lên thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,07% xuống 28.698,80 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,19% xuống 10.977,37 điểm.

Tính chung cả tuần, HSI giảm 0,8%, còn HSCE giảm 2,1%.

Căng thẳng Trung-Mỹ vẫn là lực cản cho thị trường, khi các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã đề xuất một dự luật nhằm đẩy lùi ảnh hưởng toàn cầu đang mở rộng của Trung Quốc.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, kết thúc chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, khi số ca nhiễm mới Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,36% xuống 3.131,88 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng 0,61% trong tuần, kéo dài chuỗi 3 tuần tăng liên tiếp.

Thông tin khiến thị trường suy yếu đến từ việc Hàn Quốc báo cáo đã có thêm có 671 ca nhiễm Covid-19 mới, sau 700 ca mắc mới một ngày trước đó, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1.

Kết thúc phiên 9/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 59,08 điểm (+0,20%), lên 29.768,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 31,88 điểm (-0,92%), xuống 3.450,68 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 309,27 điểm (-1,07%), xuống 28.698,80 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 11,38 điểm (-0,36%), xuống 3.131,88 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng "ăn" nhờ dịch vụ

Mục tiêu lợi nhuận được các ngân hàng trình đại hội đồng cổ đông năm nay có mức tăng trên dưới 20% và tín dụng tăng mạnh, trong khi định hướng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ là 8%..>> Chi tiết

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra hướng dẫn mới nhằm giảm tải nghẽn lệnh trên HOSE

Nhằm giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có thông báo và hướng dẫn cho hai sàn HOSE và HNX cũng như Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện các quy trình chuyển đổi, niêm yết cổ phiếu tạm thời..>> Chi tiết

- Những cánh chim báo bão

Nhà đầu tư chứng khoán cần theo dõi sát những yếu tố nền tảng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới..>> Chi tiết

- Thiếu hụt tàu container trầm trọng sau sự cố kênh đào Suez

Theo Reuters, các nguồn tin trong ngành cho biết tình trạng tồn đọng các tàu container chở hàng tiêu dùng đã tăng lên ở một số cảng chiến lược quan trọng sau sự cố tắc nghẽn kéo dài gần một tuần ở kênh đào Suez..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục