Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/1 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,25 – 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 1 USD xuống 1.843,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần lên và tiến gần tới 1.855 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,26% lên 90,69 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.160 đồng, tăng 13 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.960 - 23.140 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,13 USD (+0,25%), lên 52,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,30 USD (+0,54%), lên 55,83 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi phục mạnh
Trong phiên hôm nay, sau khi bị đẩy xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm ngay khi mở cửa, lực cầu bắt đáy được kích hoạt mạnh đã giúp VN-Index hồi phục hơn 43 điểm sau đó.
Sau cú test không thành lại vùng 1.070 điểm ở cuối phiên sáng, sự trầm lắng của thị trường do nghẽn lệnh trong phiên chiều khiến chỉ số chỉ nhích dần, và tưởng chừng VN-Index sẽ thắng tiến mốc 1.070 điểm. Nhưng không rõ bằng cách nào, ngay khi khớp lệnh ATC bắt đầu, thanh khoản lại bùng nổ với áp lực bán khá lớn đã đẩy VN-Index về gần 1.055 điểm khi đóng cửa.
Hầu hết các mã trong VN30 được kéo mạnh, thậm chí tăng trần tại FPT, VNM, VHM, PNJ, cùng VIC +6,9%,
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC giảm sàn về 6.190 đồng, khớp lệnh hơn 55,63 triệu đơn vị. Còn ROS cũng giảm sàn khớp với 7,24 triệu đơn vị và dư bán sàn tới gần 40 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 19,84 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 1.128,36 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/1: VN-Index tăng 32,67 điểm (+3,19%) lên 1.056,61 điểm; HNX-Index tăng 11,17 điểm (+5,5%), lên 214,21 điểm; UpCoM-Index tăng 2,96 (+4,28%) lên 72,08 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm (28/1), sau khi đón nhận thông tin kinh tế Mỹ đã sụt giảm 3,5% trong năm 2020, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giảm sâu nhất kể từ năm 1946.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự báo, tăng trưởng của Mỹ sẽ phục hồi trong năm nay khi Covid-19 được kiểm soát mặc dù hiện dịch bệnh này vẫn là mối đe dọa đối với kinh tế toàn cầu.
Kết quả kinh doanh cũng tiếp sức cho thị trường với 159 công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý IV với 83% công bố kết quả vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 76% trong bốn quý trước đó.
Kết thúc phiên 28/1, chỉ số Dow Jones tăng 300,19 điểm (+0,99%), lên 30.603,36 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 36,61 điểm (+0,98%), lên 3.787,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 66,56 điểm (+0,5%), lên 13.337,16 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm gần 2%, do áp lực bán chốt lời chưa dứt ở nhóm cổ phiếu công ty công nghệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,89% xuống 27.663,39 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,64% xuống 1.808,78 điểm.
Thị trường lao dốc nhanh sau khi Citron Research, một quỹ đầu cơ bán khống vướng vào thương vụ đặt cược giá giảm cổ phiếu Gamestop vừa cho biết họ sẽ đưa ra thông báo lớn vào cuối ngày.
Rất nhiều quỹ đầu cơ và nhà đầu tư đang bán khống cổ phiếu GameStop và trung tâm của câu chuyện hiện tại là Citron Research, trong khi cổ phiếu này được nhóm nhà đầu tư cá nhân R/Wallstreetbets trên Reddit thổi giá, kéo cổ phiếu này từ ngưỡng chỉ gần 20 USD từ cuối năm 2020 lên gần 350 USD/ounce vào những ngày cuối tháng 1/2020.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là JCR Pharma, tăng 10,8%, khi báo cáo kết quả kinh doanh lạc quan, được thúc đẩy bởi thông tin rằng AstraZeneca sẽ cấp phép cho Công ty này sản xuất khoảng 90 triệu liều vắc-xin Covid-19.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo lắng về tình trạng thanh khoản thắt chặt khiến tâm lý thị trường căng thẳng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,63% xuống 3.483,07 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,47% xuống 5.351,96 điểm.
Trong tuần, CSI300 giảm 3,9%, trong khi SSEC giảm 3,4%. Tuy nhiên, trong tháng 1/2021, chỉ số CSI300 tăng 2,7%, còn SSEC tăng 0,3%, do ngày càng nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào các quỹ tương hỗ thuộc nhà nước đầu tư vào cổ phiếu.
Lo ngại kéo dài về thanh khoản eo hẹp đã làm xáo trộn tâm lý các nhà đầu tư, khi thị trường gần đây đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, trong khi nỗi lo bong bóng đã thúc đẩy một số nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang chứng khoán Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, mặc dù chỉ số này đã có tháng thứ tư liên tiếp tăng, khi nhà đầu tư ở Đại lục ồ ạt gom mua thông qua chương trình kết nối chứng khoán.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,49% xuống 28.283,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,11% xuống 11.208,78 điểm.
Trong tuần, cả HSI và HSCE đều giảm 4%, khi dấy lên đồn đoán Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể sẽ thắt chặt chính sách, qua đó khiến thanh khoản thị trường suy yếu.
Mặc dù trong tháng 1/2021, HSI tăng 3,9%, trong khi HSCE tăng 4,4%, cả hai đều công bố mức tăng hàng tháng thứ tư liên tiếp.
Tính đến hết hôm qua, các nhà đầu tư Đại lục đã mua ròng khoảng 300 tỷ đô la Hồng Kông (38,7 tỷ USD) cổ phiếu Hồng Kông thông qua chương trình kết nối và ghi nhận mức mua ròng kỷ lục trong một tháng.
Chứng khoán Hàn Quốc bị bán tháo khi các nhà đầu tư nước ngoài chốt lời mạnh, khi sự biến động của Phố Wall từ các khoản thua lỗ của GameStop đè nặng tâm lý. cảm.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 3,03%, xuống 2.976,21 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã bán ròng 1.432,8 tỷ won giá trị cổ phiếu trên. Trong tháng 1, khối ngoại bán ròng 5,23 nghìn tỷ won, lớn nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Kết thúc phiên 29/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 534,03 điểm (-1,89%), xuống 27.663,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 22,11 điểm (-0,63%), xuống 3.483,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 267,06 điểm (-0,94%), xuống 28.283,71 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 92,84 điểm (-3,03%), xuống 2.976,21 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cổ đông ngân hàng mong đổi khẩu vị cổ tức
Nếu như nhiều đại hội đồng cổ đông năm trước cổ đông gay gắt với lãnh đạo ngân hàng vì cổ tức bằng cổ phiếu, thì năm nay đã khác...>> Chi tiết
- Sau những phiên giảm điểm, tiền mới vẫn nộp đều mua chứng khoán
Mặc dù thị trường chứng khoán có những phiên giảm điểm rất mạnh, nhưng ghi nhận thực tế trên sàn phiên sáng nay vẫn có những nhà đầu tư mới tới mở tài khoản, nộp tiền... Sự sôi động vẫn hiện hữu dù chiếc khẩu trang vẫn thường trực khi giao dịch..>> Chi tiết
- Thêm sức mạnh cho dòng tiền trên thị trường chứng khoán
Thông tư 121/2020/TT-BTC, có hiệu lực từ 15/2, được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức mạnh tài chính cho công ty chứng khoán, xa hơn là tạo sức mạnh cho dòng tiền trên thị trường chứng khoán..>> Chi tiết
- Cuộc đua chứng khoán - địa ốc
Nếu như thị trường chứng khoán được ví là “hàn thử biểu” thì bất động sản cũng phản ánh hơi thở của nền kinh tế, nên có sự gắn bó mật thiết thời gian qua..>> Chi tiết
- Kinh tế Mỹ sụt giảm 3,5% trong năm 2020
Kinh tế Mỹ trong năm 2020 đã sụt giảm 3,5% mặc dù được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi sau khi kiểm soát được dịch bệnh trong năm nay..>> Chi tiết