Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư ít phản ứng với thông tin ca nhiễm Omicron đầu tiên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index chưa thể lên 1.500 điểm; Tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%; Nhà đầu tư “cá mập” suy tính dòng tiền cuối năm; Hé dần bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2021; Các thị trường mới nổi có thể tăng trưởng vào nửa cuối năm 2022…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư ít phản ứng với thông tin ca nhiễm Omicron đầu tiên

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 28/12 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 60,80 – 61,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm tại Mỹ tăng 2,7 USD lên 1.811,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và lên 1.815 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,03 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.142 đồng/USD, giảm 32 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.770 – 22.980 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,55 USD (+0,73%), lên 76,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,44 USD (+0,56%), lên 79,04 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lùi về gần 50.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã lao dốc về quanh 48.900 USD, trước khi bật trở lại gần 49.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index hụt mốc 1.500 điểm

Sau phiên sáng giao dịch áp sát mốc 1.500 điểm, thị trường bước vào phiên chiều với thông tin Việt Nam phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên đã khiến lực bán gia tăng đột ngột, VN-Index theo đó lao thẳng xuống dưới tham chiếu rồi bật nhẹ lên và giằng co quanh 1.490 điểm, trước khi có nhịp nảy lên gần 1.495 điểm khi đóng cửa nhờ nhóm trụ cột ngân hàng đứng vững.

Nhóm ngân hàng nổi bật là cặp đôi STB và HDB khi đều vọt lên mức giá trần, trong đó, STB, khớp hơn 45 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi HAG và HNG chịu áp lực chốt lời với HNG -6,6khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 49,6 triệu đơn vị, HNG -3,4%, khớp hơn 28,4 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,3 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 98,58 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/12: VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,37%), lên 1.494,39 điểm; HNX-Index tăng 8,64 điểm (+1,92%), lên 458,05 điểm; UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,07%), lên 110,44 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall trở lại sau kỳ nghỉ Giáng sinh với một phiên giao dịch mạnh mẽ vào ngày thứ Hai (27/12) khi nỗi lo sợ về biến thể Omicron giảm bớt.

Tuần này, khối lượng giao dịch trên phố Wall có thể thấp hơn bình thường do tâm lý nhà đầu tư vẫn đang ở trong kỳ nghỉ, song “sóng ông già Noel”, sóng tăng trong năm phiên giao dịch cuối cùng của năm và hai phiên đầu tiên trong năm mới, vẫn sẽ là hiện tượng được chú ý.

3 chỉ số chính trên phố Wall đóng cửa sắc xanh, S&P 500 lập đỉnh mới. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngoài giờ, S&P Futures, Nasdaq Futures và Dow Futures đang có xu hướng đi xuống.

Kết thúc phiên 27/12, chỉ số Dow Jones tăng 351,82 điểm (+0,98%), lên 36.302,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 65,40 điểm (+1,38%), lên 4.791,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 217,89 điểm (+1,39%), lên 15.871,26 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng, dẫn đầu bởi các công ty công nghệ lớn và sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng vọt trong tháng 11 do sản xuất trong lĩnh vực ô tô được hưởng lợi từ sự phục hồi của nguồn cung cấp linh kiện.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,37% lên 29.069,16, mức cao nhất kể từ ngày 25/11. Chỉ số Topix tăng 1,37% lên 2,005,02 điểm.

Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu mức tăng, với nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Tokyo Electron tăng 1,81%, Daikin tăng 2,7% và nhà sản xuất robot Fanuc tăng 2,47%.

Chỉ số sản lượng đã được điều chỉnh ở các nhà máy và hầm mỏ của Nhật Bản ước tăng 7,2% so với tháng trước đó lên 97,7 điểm. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng sau khi đã tăng 1,8% trong tháng 10.

Đáng chú ý, sản lượng ô tô và các phương tiện cơ giới khác tăng tới 43,1% so với tháng trước đó.

Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, sau khi nước này khẳng định sử dụng các chính sách linh hoạt trong năm tới để hỗ trợ tăng trưởng.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,39% lên 3.630,11 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,75% lên 4.955,96 điểm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết vào cuối ngày hôm qua rằng, sẽ giữ chính sách tiền tệ linh hoạt trong năm tới, tăng cường giám sát các công ty vốn, đồng thời triển khai đều đặn hệ thống quản lý tài chính bất động sản.

Phiên này, nhóm cổ phiếu năng lượng mới tăng 2,6%, trong đó xe năng lượng mới và ngành quang điện tăng lần lượt 3% và 2,2%.

Chứng khoán Hồng Kông nhích lên, nhờ ảnh hưởng từ thị trường Đại lục, sau khi Trung Quốc khẳng định các chính sách linh hoạt trong năm tới để hỗ trợ tăng trưởng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,24% lên 23.280,56 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,09% xuống 8.194,45 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ ảnh hưởng tích cực từ phiên đêm qua trên phố Wall, kể cả khi nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục chốt lời trước thời điểm cuối năm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,69% lên 3.020,29 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 0,12% và SK Hynix tăng 1,19%, trong khi LG Chem tăng 0,8% và Naver tăng 1,05%.

Kết thúc phiên 28/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 392,70 điểm (+1,37%), lên 29.069,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,14 điểm (+0,39%), lên 3.630,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 56,80 điểm (+0,24%), lên 23.280,56 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 20,69 điểm (+0,69%), lên 3.020,24 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%

Thông tin tại buổi Họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 cho biết, tính đến ngày 22/12/2021, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư “cá mập” suy tính dòng tiền cuối năm

Thời điểm cuối năm, với mỗi nhà đầu tư, góc nhìn và kỳ vọng thị trường sẽ chi phối các động thái đầu tư tương ứng..>> Chi tiết

- Hé dần bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2021

Tuy chịu ảnh hưởng mạnh do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp đạt kế hoạch lợi nhuận và ghi nhận mức tăng trưởng đáng nể trong năm 2021..>> Chi tiết

- Tạo sự phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Bước sang giai đoạn mới, sẽ có nhiều giải pháp được triển khai nhằm tạo sự phát triển bền vững cho thị trường..>> Chi tiết

- Các thị trường mới nổi có thể tăng trưởng vào nửa cuối năm 2022

Các tài sản của thị trường mới nổi dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2022 khi áp lực của lạm phát dịu đi và tăng trưởng tăng tốc, nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho đến nửa cuối năm..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ