Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/11 tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 59,95 – 60,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tăng 0,8 USD xuống 1.791,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên trên 1.795 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,20 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.143 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.590 - 22.790 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 3,20 USD (+4,70%), lên 71,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 3,00 USD (+4,13%), lên 75,72 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi phục lên trên 57.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục nhích lên, nhưng chưa chạm 58.000 USD đã bị đẩy ngược về gần 57.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thêm một phiên giảm
Sau cú giảm khá mạnh vào đầu phiên khi nỗi lo về biến thể Omicron, tâm lý nhà đầu tư đã nhanh chóng ổn định trở lại, giúp thị trường dần bình phục.
Lực cầu đã gia tăng trong phiên chiều. Tuy nhiên, gánh nặng chính ở nhóm ngân hàng đã khiến VN-Index chưa thể lấy lại sắc xanh, bất chấp đợt sóng lớn đang có dấu hiệu quay trở lại với nhóm cổ phiếu bất động sản.
Lực đỡ lớn nhất phiên này là VIC khi vọt lên mức giá trần, khớp hơn 8,74 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ cũng đua giá trần như DXG, LCG, TCD, CII, CRE, CTI, LGL, SCR, C47, VGC, ITA…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,56 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 536,36 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/11: VN-Index giảm 8,19 điểm (-0,55%), xuống 1.484,84 điểm; HNX-Index tăng 1,96 điểm (+0,43%), lên 460,58 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,24%), xuống 114,34 điểm.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch dịp lễ Tạ ơn.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, do lo ngại về những thiệt hại mà biến thể Omicron có thể gây ra cho nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 1,63% xuống 28.283,92 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,84% xuống 1.948,48 điểm.
Tâm lý thị trường xấu đi sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Nhật Bản sẽ dừng đón du khách nước ngoài nhập cảnh từ ngày 30/11 để ứng phó với biến thể Omicron mới
Theo đó, các lĩnh vực liên quan đến du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với Oriental Land Corp giảm 4,8%. Đường sắt Trung Nhật giảm 4%, Đường sắt Đông Nhật Bản giảm 3,9% và Đường sắt điện Keisei giảm 7,6%.
Ngoài ra, cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô giảm giá khi đồng yên tăng trở lại so với đồng USD, với chỉ số phụ theo dõi giảm 3,05% với Nissan Motor giảm 5,6%, Suzuki Motor giảm 3,9% và Honda giảm 3,8%, Toyota Motor giảm 3%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo ngại về biến thể virus corona Omicron mới có khả năng kháng vắc-xin, nhưng đà giảm được hãm lại khá nhiều nhờ nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe tăng vọt.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm nhẹ 0,04% xuống 3.562,70 điểm. Chỉ số CSI 300 giảm 0,18% xuống 4.851,42 điểm.
Cổ phiếu ngành du lịch giảm 3,4% do sự bùng phát của Covid-19 ở Trung Quốc và biến thể mới.
Nhưng cổ phiếu chăm sóc sức khỏe liên quan đến Civ-d91 đã tăng tới 15%, với một số công ty cho biết những loại thuốc, vắc-xin thử nghiệm của họ vẫn hiệu quả đối với biến thể mới.
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, do lo ngại về biến thể Omicron mới.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,95% xuống 23.852,24 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,91% xuống 8.498,26 điểm. Cả hai chỉ số đều kết thúc ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020.
Ngoài tình hình dịch bệnh, nhóm cổ phiếu công nghệ cũng gây thêm sức ép, với gã khổng lồ Meituan giảm 7,1%.
Cổ phiếu đã Meituan giảm mạnh, sau khi báo cáo khoản lỗ 10 tỷ nhân dân tệ (1,57 tỷ USD) trong giai đoạn tháng 7-9/2021, so với mức lãi 6,3 tỷ nhân dân tệ cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng, do lo lắng về biến thể virus corona Omicron và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,92% xuống 2.909,32 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 6/10.
Trong số cổ phiếu lớn, gã khổng lồ chip Samsung Electronics kết thúc không đổi, trong khi nhà sản xuất pin LG Chem và Naver giảm lần lượt 1,25% và 0,77%.
Kết thúc phiên 29/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 467,70 điểm (-1,63%), xuống 28.283,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,39 điểm (-0,04%), xuống 3.562,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 222,28 điểm (-0,95%), xuống 23.852,24 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 27,12 điểm (-0,92%), xuống 2.909,32 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế
Trong tuần vừa qua, cổ phiếu ngành ngân hàng đã quay trở lại dẫn sóng thị trường chứng khoán, đóng vai trò quan trọng nhất để VN-Index thiết lập kỷ lục mới về độ cao - 1.500 điểm..>> Chi tiết
- Sóng dầu khí đã tan?
Giá dầu tăng mạnh đã giúp cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trên thị trường trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước những thông tin tiêu cực, nhóm này đã có một tuần giao dịch giảm nhiệt và đà giảm có thể sẽ tiếp diễn..>> Chi tiết
- Cẩn trọng khi hàng đầu cơ tăng quá đà
Có hàng chục cổ phiếu đã tăng từ 50% đến hơn 250% thuộc những doanh nghiệp thua lỗ ít nhất 4 quý liên tiếp. Trong đó, nhiều cổ phiếu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt..>> Chi tiết
- Tổng giám đốc Passion Investment: Thị trường điều chỉnh là cơ hội
Theo ông Lã Giang Trung, Tổng giám đốc Passion Investment nhận định, chu kỳ thị trường vẫn đi lên, thế nên sau mỗi đợt điều chỉnh lại là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục một cách phù hợp..>> Chi tiết
- Quan chức FED: "Sẽ không để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát"
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Atlanta, Raphael Bostic đánh giá nền kinh tế Mỹ đang có nhiều động lực tăng trưởng, trong đó phải kể đến sự vững mạnh của thị trường lao động..>> Chi tiết