Thị trường tài chính 24h: Lường trước rủi ro tỷ giá

(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Lường trước rủi ro tỷ giá khi Nhân dân tệ suy yếu; Cổ phiếu mía đường chưa hết vị “đắng”;  Room mới, chờ tới 2021; Cổ phiếu cảng biển: Lên vội, xuống gấp; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng nhẹ; Ông Trump tin tưởng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ kết thúc sớm...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Lường trước rủi ro tỷ giá

VN-Index tăng nhẹ lên 980 điểm

Trong phiên sáng, ngay sau khi bị thủng mốc 975 điểm, lực cầu được kích hoạt đã giúp thị trường dần hồi phục và lên trên tham chiếu.

Sang phiên chiều, sau khi đi ngang quanh 980 điểm, một số bluechip sau đó  được kéo lên, đưa VN-Index vượt qua 985 điểm.

Tuy nhiên, sự thiếu đồng thuận cùng áp lực bán bất ngờ gia tăng đã khiến VN-Index thoái lui, nhưng vẫn đóng cửa trên ngưỡng 980 điểm.

Ở nhóm ngân hàng, VCB gia tăng sức ép khi -1,4%, thì BID nới rộng biên độ + 2,6%, TCB +4,3%, còn lại biến động tăng giảm nhẹ.

Lực đỡ chính phải kể đến VNM, khi đảo chiều +1,7%.Trong khi một số mã lớn khác đuối sức như VHM, VRE, SAB, GAS lùi về tham chiếu…

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, GAB trở lại với sắc tím và dư mua trần 394.100 đơn vị, trong khi bên bán vắng bóng.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 219,8 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/8: VN-Index tăng nhẹ 0,62 điểm (+0,06%), lên 980 điểm; HNX-Index tăng 0,68 điểm (+0,67%), lên 102,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,34%), lên 57,55 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall nỗ lực trở lại trong phiên thứ Năm.  Tuy nhiên, có thời điểm các chỉ số chính của phố Wall lại bị đẩy mạnh trở lại sau thông tin Trung Quốc đang lên kế hoạch trả đũa đợt đánh thuế mới của Mỹ.

Dù vậy, dữ liệu kinh tế mới công bố khả quan của Mỹ đã giúp giới đầu tư phần nào lấy lại sự tự tin với doanh số bán lẻ trong tháng 7 của tăng 0,7%, cao hơn gấp đôi so với kỳ vọng.

Tuy nhiên, dữ liệu khác lại cho thấy, sản lượng sản xuất lại giảm hơn dự kiến trong tháng 7 và trợ cấp thất nghiệp đúng như dự báo.

Kết thúc phiên 15/8, chỉ số Dow Jones tăng 99,97 điểm (+0,39%), lên 25.579,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7 điểm (+0,25%), lên 2.847,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 7,32 điểm (-0,09%), xuống 7.766,62 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng trở lại, sau khi thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã có sự ổn định trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra ở Hồng Kông, nhưng mức tăng bị hạn chế do lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 chỉ tăng 0,06% lên 20.418,81 điểm. Topix tăng 0,1% lên 1.485,29 điểm.

Chỉ số Nikkei đã mất 1,3% trong tuần này, trong đó, sự đảo ngược của đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ - được coi là tín hiệu suy thoái kinh tế đã gây ra sự bán tháo toàn cầu.

Phiên hôm nay, một số nhà xuất khẩu đã tích cực hơn khi đồng USD mạnh lên so với đông yên với Nissan Motor Co tăng 0,6%, Panasonic tăng 0,5% và Hitachi tăng 0,6%.

Đáng chý ý, Unizo Holdings tăng 15,7% sau khi Nhật bán Nikkei đưa tin Fortress Investment Group của Mỹ có đề nghị mua Unizo Holdings với mức giá cao hơn 3.100 yên mỗi cổ phiếu mà H.I.S Co – đối thủ cạnh tranh của Unizo Holdings từng đề nghị mua.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi báo cáo lợi nhuận khả quan của các công ty tiêu dùng, trong bối cảnh Bắc Kinh chuyển sang thúc đẩy tiêu dùng trong nước để chống lại tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,29% lên 2.823,82 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,45% lên 3.710,54 điểm.

Dẫn đầu sự gia tăng trên thị trường là nhóm cổ phiếu tiêu dùng với chỉ số phụ tăng 1,3%, sau khi một loạt báo cáo thu nhập của các thương hiệu lớn như Tsingtao Brewery và Foshan Haitian Flavouring vượt kỳ vọng.

Mặc dù vậy, đà tăng của thị trường cũng bị hạn chế khá nhiều, sau thông tin Trung Quốc tuyên bố mạnh mẽ sẵn sàng đáp trả đáp trả vòng áp thuế quan mới của Tổng thống Trump.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhưng kết tuần này vẫn là tuần giảm thứ 4 liên tiếp, trong bối cảnh các biểu tình ngành càng đe dọa nền kinh tế thành phố.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,94% lên 25.734,22 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises  tăng 0,61% lên 9.964,30 điểm.

Trong tuần này, HSI giảm 0,8%, trong khi HSCE mất 0,3%.

Trong thông báo mới nhất, giới chức lãnh đạo Hồng Kông đã công bố gói hỗ trợ nền kinh tế 19,1 tỷ đô la Hồng Kông (2,44 tỷ USD), nhằm giảm thiểu tác động của các cuộc biểu tình leo thang và ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,58% xuống 1.927,17 điểm, do những lo ngại về sự sụt giảm kinh tế toàn cầu sau khi đường cong lãi suất trái phiếu của Mỹ đảo ngược ngày trước đó.

Kết thúc phiên 16/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 13,16 điểm (+0,06%), lên 20.418,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,03 điểm (+0,29%), lên 2.823,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 238,76 điểm (+0,94%), lên 25.734,22 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng giảm mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.270 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên Mỹ đêm qua tăng 6,8 USD lên 1.522,9 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã chững lại và giảm dần, cho tới cuối giờ chiều đã về gần 1.510 USD/ounce.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,50 - 41,87 triệu đồng/lượng, giảm trở lại 250.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.120 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.270 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lường trước rủi ro tỷ giá khi Nhân dân tệ suy yếu

VND đang chịu sức ép từ việc USD tăng sức mạnh, trong khi Nhân dân tệ (CNY) suy yếu. Dù VND được dự báo khó giảm sâu, nhưng nếu bất ổn kéo dài sẽ tạo ra rủi ro khó lường cho thị trường tiền tệ và môi trường kinh doanh của Việt Nam..>> Chi tiết

Cổ phiếu mía đường chưa hết vị “đắng”

Bối cảnh ngành đường thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn khiến giá bán bình quân liên tục giảm, trong khi lượng hàng tồn kho từ niên vụ trước có giá vốn cao, khiến lợi nhuận niên độ 2018/2019 của nhiều doanh nghiệp ngành này suy giảm..>> Chi tiết

Cổ phiếu cảng biển: Lên vội, xuống gấp

Kể từ cuối tuần trước, nhóm cổ phiếu cảng biển và logistic bất ngờ bật tăng ấn tượng nhờ tâm lý kỳ vọng hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các hiệp định thương mại tự do mới…>> Chi tiết

Room mới, chờ tới 2021

Những điểm nhà đầu tư nước ngoài mong sửa đổi về "room" đã không được đề cập đến trong dự thảo của Luật Chứng khoán sửa đổi..>> Chi tiết

Mô hình kinh tế chia sẻ: Lấp khoảng trống pháp lý, còn khoảng trống tư duy

Cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi tư duy để mở rộng cơ hội trong nền kinh tế chia sẻ. Nhưng việc tận dụng cơ hội thế nào lại thuộc về tư duy của chính doanh nghiệp..>> Chi tiết

Ông Trump tin tưởng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ kết thúc sớm

Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ vào hôm thứ Năm (15/8) trước khi bay tới New Hampshire rằng, ông dự định nói chuyện điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian sớm nhất..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục