VN-Index lấy lại 1/3 số điểm đã mất phiên hôm qua
Trong phiên sáng, với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu họ Vingroup, VN-Index đã lên 990 điểm, nhưng nhanh chóng bị đẩy ngược trở lại tham chiếu do lực bán vẫn còn mạnh ở nhiều mã khác, nhưng may mắn có được sắc xanh nhạt.
Bước vào phiên chiều, VN-Index một lần nữa thử thách ngưỡng 990 điểm, nhưng chỉ số này một lần nữa thất bại, nhưng vẫn có một phiên tăng khá, lấy lại 1/3 số điểm đã mất ngày hôm trước.
Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, duy nhất MSN giảm 0,59% xuống 84.500 đồng và TCB đứng tham chiếu, còn lại đều sắc xanh. Trong đó, VHM +3,29% lên 91.100 đồng, CTG tăng 1,81% lên 22.500 đồng, VIC tăng 1,37% lên 118.600 đồng, còn lại đều tăng nhẹ dưới 1%.
Nhìn rộng hơn, Top 30 mã vốn hóa lớn, sắc xanh cũng chiếm thế áp đảo, sắc đỏ chỉ xuất hiện ở một vài mã như PLX, HPG, MWG, FPT, ROS, nhưng giảm cũng chỉ trên dưới 1%. Cùng VPB, HDB đứng tham chiếu.
Trong các mã nhỏ, FLC là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với 8 triệu đơn vị được khớp, chỉ đứn tham chiếu 5.200 đồng.
Hai mã gây chú ý thời gian qua là GTN và YEG vẫn có diễn biến trái ngược. Trong khi GTN giảm sàn xuống 17.900 đồng thì YEG lại có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 109.400 đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 10,6 triệu đơn vị, giá trị 262,85 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 21,11 triệu đơn vị, giá trị 378,81 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 364.907 đơn vị, giá trị 24,27 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/3: VN-Index tăng 6,93 điểm (+0,71%), lên 988,71 điểm; HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,26%), lên 108,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,6%), lên 57,23 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau khi điều chỉnh trong phiên thứ Tư, phố Wall đã bùng nổ trong phiên thứ Năm nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ với sự dẫn dắt của cổ phiếu Apple.
Những lo sợ trước đó về dự báo suy thoái kinh tế của Fed đã được bù đắp bởi thông tin kinh tế tích cực vừa được công bố.
Theo đó, dữ liệu ban đầu cho thấy, đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm hơn nhiều so với dự kiến trong tuần trước, trong khi hoạt động của các nhà máy ở các tiêu bang khu vực Trung – Đại Tây Dương đã hồi phục mạnh mẽ.
Kết thúc phiên 21/3, chỉ số Dow Jones tăng 216,84 điểm (+0,84%), lên 25.962,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 30,65 điểm (+1,09%), lên 2.854,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 109,99 điểm (+1,42%), lên 7.838,96 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản ít thay đổi khi các cổ phiếu liên quan đến chip tăng điểm bù đắp sự yếu kém trong các cổ phiếu tài chính và các nhà sản xuất thuốc.
Đóng cửa, Chỉ số Nikkei 255 tăng chưa đến 0,1 lên 21.627,34 điểm, và tính chung cả tuần tăng 0,8%. Topix tăng 0,2% lên 1,617.11 điểm.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất thiết bị chip đã tăng vọt, sau khi các công ty cùng ngành trên phố Wall đêm qua tăng mạnh với Awesomeest tăng 6,2% và Tokyo Electron tăng 5,2%.
Nhưng cổ phiếu tài chính đã bị bán sau khi chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu kho bạc ba tháng và lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2007 sau khi có quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Mức chênh lệch thu hẹp hơn giữa lợi suất trái phiếu ba tháng và 10 năm cho thấy xu hướng thị trường nghiêng về suy thoái kinh tế.
Theo đó, các công ty bảo hiểm và ngân hàng, những người vốn đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao h như trái phiếu Mỹ, đã giảm với T & D Holdings giảm 1,1%, Dai-ichi Life Holdings giảm 1,2% và Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 0,5%.
Lĩnh vực y tế cũng được chú ý, khi chỉ số theo dõi mất 3%, sau khi Eisai Co đã giảm gần 17% sau khi nhà sản xuất thuốc và đối tác Biogen Inc cho biết họ đang kết thúc hai thử nghiệm về thuốc chữa bệnh Alzheimer đang phát triển.
Tin tức đã kéo xuống các cổ phiếu dược phẩm khác như Dược phẩm Astellas giảm 3,5% và Takeda, giảm 0,7%.
Chứng khoán Trung Quốc cũng có một phiên giao dịch ảm đạm, khi giới đầu tư chọn cách chờ đợi vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ mới vào tuần tới.
Đóng cửa, Shanghai Composite gần như không đổi ở mức 3.1104,15 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,1% xuống 3.833,80 điểm. trong khi chỉ số. Trong tuần, CSI300 tăng 2,4%, còn SSEC tăng 2,7%.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính C giảm 0,7%, ngành y tế tăng 1,2%.
Thông tin mới nhất có thể ảnh hưởng đến thị trường là phái đoàn thương mại của Mỹ do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu sẽ tới Trung Quốc vào ngày 28-29 tháng 3 cho vòng đàm phán tiếp theo, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Nhóm cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là là Jinzhou Port Co Ltd, tăng 10,14%; Shandong Jiangquan Industry Co Ltd, tăng 10,08% và Zhejiang Golden Eagle Co Ltd, tăng 10,07%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất cóLiaoning Fu-An Heavy Industry Co Ltd, giảm 9,18%, tiếp theo là Sichuan Minjiang Hydropower Co Ltd, mất 6,61% và Wuhan DDMC Culture Co Ltd, giảm 6,58%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhờ lực mua về cuối phiên đối với cổ phiếu lớn Tencent Holdings.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,1% lên 29.113,36 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,23% xuống 11,517,48 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,3%, ngành CNTT tăng 0,7%, tài chính tăng 0,06% và bất động sản tăng 0,28%.
Tâm lý giới đầu tư cải thiện sau khi Tencent đảo chiều tăng trở lại sau khi mất điểm trong phiên sáng. Cổ phiếu này phiên hôm qua là nguyên nhân chính khiến chỉ số chính suy yếu sau khi thông báo lợi nhuận quý vừa qua giảm mạnh nhất và dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm nay chậm nhất trong 13 năm.
Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là Geely Automobile Holdings Ltd, tăng 5,96%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Unicom Hong Kong Ltd, giảm 2,11%.
Kết thúc phiên 22/3: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 18,42 điểm (+0,08%), lên 21.627,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,69 điểm (+0,09%), lên 3.104,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 41,80 điểm (+0,14%), lên 29.113,36 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 80.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,56 - 36,72 triệu đồng/lượng, giảm thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.957 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tăng trưởng tín dụng: Nỗi lo sớm mục tiêu 14%?
Tăng trưởng tín dụng đến thời điểm hiện tại mới đạt 1,25%, thấp hơn so với những năm trước, khiến một số câu hỏi đặt ra về áp lực tăng trưởng tín dụng trong năm nay..>> Chi tiết
- Rủi ro đầu tư, nhìn từ cú sốc YEG
9 tháng kể từ khi niêm yết, thị giá cổ phiếu YEG (của CTCP Tập đoàn Yeah1) đang đi theo kịch bản không cổ đông và nhà đầu tư nào mong muốn..>> Chi tiết
- T+0 chờ cái hẹn 1 năm nữa
Ðể mua cổ phiếu, nhà đầu tư phải có đủ tiền cho lệnh đặt mua ngay từ ngày T+0 nhưng phải 2 ngày sau, hàng mua mới về đến tài khoản và đủ điều kiện để đặt lệnh bán..>> Chi tiết
- Các điểm nóng mùa đại hội ngân hàng
Mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) ngân hàng cận kề cũng là thời điểm các nhà băng dần hé lộ các chỉ tiêu kinh doanh. Năm nay, nhiều nhà băng tham vọng tăng lợi nhuận cao hơn nhiều so với năm ngoái..>> Chi tiết
- Động lực tăng trưởng giai đoạn mới: Đổi mới 4.0
Để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao gần 5.000 USD/người/năm vào năm 2030, các chuyên gia cho rằng, động lực chính là sự đột phá về tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ là điểm tựa..>> Chi tiết
- Fed đổi ý, chứng khoán kỳ vọng leo dốc
Giới đầu tư từ việc lo lắng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất “quá đà” đã có thể thở phào nhẹ nhõm trước động thái mới nhất của cơ quan này..>> Chi tiết