Thị trường tài chính 24h: Không ít nhà băng vẫn ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý III

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đánh rơi gần 40 điểm; Lợi nhuận quý III vẫn sáng; Các nhà đầu tư cá nhân gia tăng nắm giữ tiền mặt; Chờ cơ hội mua lại sau cắt lỗ; Trung Quốc đang mất dần vị thế thống trị về sản xuất và xuất khẩu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Không ít nhà băng vẫn ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý III

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/10 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 66,30 – 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 1,8 USD xuống mức 1.628,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.625 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 113,48 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.688 đồng/USD, tăng 6 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.590 – 24.870 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 19.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã thủng ngưỡng này, dù lực bán không quá lớn và về gần 18.900 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,18 USD (-0,21%), xuống 84,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,16 USD (-0,17%), xuống 92,22 USD/thùng.

VN-Index lao dốc

Áp lực bán trên diện rộng quay trở từ sớm lại khiến thị trường chìm trong biển đỏ, đã khiến VN-Index giảm mạnh về vùng giá 1.030 điểm.

Nếu như điểm tích cực là dòng tiền tham gia cải thiện đã giúp thị trường thoát khỏi trạng nằm sàn ồ ạt, thì sang phiên giao dịch chiều, kịch bản này đã hoàn toàn bị dập tắt.

Lực bán tháo đột ngột diễn ra ồ ạt chỉ sau thời gian ngắn mở cửa phiên chiều đã khiến thị trường cắm đầu lao dốc. Hàng trăm mã lớn bé đua nhau nằm sàn, đã nhanh chóng đẩy VN-Index bốc hơi hơn 40 điểm. Mặc dù thị trường bật hồi đôi chút về cuối phiên, nhưng VN-Index vẫn ghi nhận phiên giảm mạnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 35,37 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 412,48 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/10: VN-Index giảm 38,63 điểm (-3,65%), xuống 1.019,82 điểm; HNX-Index giảm 8,47 điểm (-3,75%), xuống 217,41 điểm; UpCoM-Index giảm 2,21 điểm (-2,74%) xuống 78,57 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm vào thứ Năm (20/10), do lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đứng ở mức cao, ảnh hưởng từ bình luận của một quan chức Fed về việc ngân hàng trung ương vẫn sẽ tích cực trong việc tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker làm dấy lên lo ngại về việc Fed tăng lãi suất và có khả năng khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ông Harker cho biết, Fed vẫn chưa hoàn thành việc tăng mục tiêu lãi suất ngắn hạn vì lạm phát cao vẫn đang tiếp diễn, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2008 ở mức 4,239%.

Kết thúc phiên 20/10, chỉ số Dow Jones giảm 90,22 điểm (-0,30%), xuống 30.333,59 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 29,38 điểm (-0,80%), xuống 3.665,78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 65,66 điểm (-0,61%), xuống 10.614,84 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm xuống dưới mốc quan trọng 27.000 điểm, theo chân những tổn thất qua đêm của Phố Wall, trong bối cảnh lo ngại rằng việc tăng lãi suất tích cực Fed có thể gây ra suy thoái.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,43% xuống 26.890,58 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,71% xuống 1.881,98 điểm.

Các nhà đầu tư hiện đang trông đợi vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh, khi tuần tới có hơn 300 công ty dự kiến ​​báo cáo, cũng như cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu từ Đại hội Đảng Cộng sản đang diễn ra, với các nhà phát triển bất động sản và môi giới tăng, nhờ các biện pháp mới nhất của chính quyền để ổn định thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,13% lên 3.038,93 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,32% xuống 3.742,89 điểm, trong tuần chỉ số này giảm 2,6%.

Mọi con mắt vẫn đang đổ dồn vào kết quả của cuộc cải tổ lãnh đạo của Trung Quốc, sẽ được tiết lộ vào cuối tuần này khi Đại hội Đảng Cộng sản kết thúc.

Các công ty chứng khoán tăng 0,2%, sau khi nhà cung cấp cho vay ký quỹ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng, họ sẽ cắt giảm chi phí đi vay của các công ty môi giới trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư cổ phiếu.

Các nhà phát triển bất động sản cũng tăng, sau khi truyền thông nhà nước cho biết cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định để cho phép một số công ty liên quan đến bất động sản huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán trong nước.

Các động thái này cũng được đưa ra khi Bắc Kinh triển khai các biện pháp giúp ổn định thị trường trong thời gian diễn ra đại hội.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu bất động sản tăng đã không bù đắp được cho đà giảm của nhóm công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,42% xuống 16.221,12 điểm và giảm 2,3% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng gần 0,1% lên 5.517,44 điểm

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản Đại lục niêm yết tại Hồng Kông dù tăng 1,2%, nhưng không bù đắp được cho nhóm cổ phiếu công nghệ lớn với mức giảm 0,6%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ và kết thúc tuần đi ngang, trong bối cảnh đồng won suy yếu, trong khi lợi suất trái phiếu chuẩn đạt mức cao nhất trong hơn 11 năm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 4,97 điểm, tương đương 0,22% xuống 2.213,12, điểm. Chỉ số này kết thúc tuần với mức tăng nhẹ 0,03%.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là của Nhà sản xuất pin Samsung SDI tăng 6,45%, mức tăng một phiên tốt nhất kể từ tháng 3/2021.

Đồng won được báo giá lần cuối ở mức 1.439,8 đổi một đô la, thấp hơn 0,45% so với thứ Năm. Đồng tiền này suy yếu trong tuần thứ hai với mức lỗ 0,79%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm thanh khoản nhất đã tăng tới 18,1 điểm cơ bản để đạt mức cao nhất trong hơn 3 tuần là 4,5%, trong khi lợi suất chuẩn 10 năm tăng 25 điểm cơ bản lên 4,665%, cao nhất kể từ tháng 3/2011.

Kết thúc phiên 21/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 116,38 điểm (-0,43%), xuống 26.890,58 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,88 điểm (+0,13%), lên 3.038,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 69,10 điểm (-0,42%), xuống 16.211,12 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 4,97 điểm (-0,22%), xuống 2.213,12 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận quý III vẫn sáng

Mặc dù có khó khăn nhất định khi các ngân hàng dần cạn hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng kể từ đầu quý III, song không ít nhà băng vẫn ghi nhận lợi nhuận khả quan..>> Chi tiết

- Các nhà đầu tư cá nhân gia tăng nắm giữ tiền mặt

Các nhà đầu tư cá nhân đang tăng tích lũy tiền mặt sau khi trải qua những đợt bán tháo dữ dội trên thị trường tài chính trong năm nay và gây ra khoản lỗ hàng nghìn tỷ đô la..>> Chi tiết

- Chờ cơ hội mua lại sau cắt lỗ

Trong vòng 1 tháng tính đến ngày 11/10, VN-Index gần như liên tục giảm điểm, khiến nhiều nhà đầu tư không thể cầm cự lâu hơn, buộc phải bán cắt lỗ..>> Chi tiết

- Trung Quốc đang mất dần vị thế thống trị về sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng chính

Trung Quốc đang mất dần thị phần sản xuất và xuất khẩu trong các lĩnh vực chính vào các nước láng giềng châu Á và các chính sách Zero Covid là một trong những lý do..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục