Thị trường tài chính 24h: Kết quả kinh doanh quý III sẽ xác lập lại mặt bằng giá cổ phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng lên trên 1.360 điểm; Tín dụng giảm, kỳ vọng quý cuối năm; Đầu tư thời “sống chung với Covid”; Chiến lược chọn hàng quý IV; Cổ phiếu “lên hương” nhờ thông tin M&A: Kỳ vọng dễ thành ảo vọng’; Giá nhiên liệu tăng khắp châu Á…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Kết quả kinh doanh quý III sẽ xác lập lại mặt bằng giá cổ phiếu

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,75 – 57,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9,4 USD xuống 1.760,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục yếu đi và chạm 1.750 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,44 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.158 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,39 USD (-0,49%), xuống 78,54 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,30 USD (+1,60%), lên 82,56 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên mốc 51.000 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và có thời điểm về gần 50.000 USD, trước khi bật trở lại quanh 51.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lên trên 1.360 điểm

Trong phiên sáng VN-Index đã 3 lần test ngưỡng 1.360 điểm và đều thất bại khi dòng tiền không mạnh, trong khi 2 nhóm dẫn dắt là ngân hàng và chứng khoán hạ nhiệt nhanh.

Bước vào phiên chiều, sau khi rung lắc nhẹ, dòng tiền ồ ạt hướng vào nhóm bất động sản, xây dựng và lan toả ra nhiều nhóm ngành khác giúp VN-Index bứt lên trên 1.360 điểm khi đóng cửa.

Nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn là tâm điểm với DLG, HQC, DIG, FCN đều tăng kịch trần, với lượng dư mua lớn.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,87 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 574,02 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/10: VN-Index tăng 8,19 điểm (+0,6%) lên 1.362,82 điểm; HNX-Index tăng 1,97 điểm (+0,54%) lên 368,47 điểm; UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,50%), lên 97,38 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall leo dốc trong phiên ngày thứ Ba (5/10) với Big Tech dẫn đầu sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu tăng trưởng.

Phiên ngày thứ Ba, cổ phiếu của Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet, 4 công ty giá trị nhất phố Wall, đều tăng hơn 1% sau đợt bán tháo diễn ra phiên đầu tuần.

Facebook phục hồi 2,1%, một ngày sau khi bị mạng xã hội Facebook, WhatSapp và Instagram gặp sự cố không thể truy cập trong nhiều giờ.

Trong khi đó, tại Washington, Thượng viện Mỹ dự kiến thứ Tư này sẽ bỏ phiếu cho một biện pháp do Dân chủ đề xuất để đình chỉ mức trần nợ công của Mỹ.

Kết thúc phiên 5/10, chỉ số Dow Jones tăng 311,75 điểm (+0,92%), lên 34.314,67 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 45,26 điểm (+1,05%), lên 4.345,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 178,35 điểm (+1,25%), lên 14.433,83 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm, với lo ngại kéo dài về sự chậm lại của Trung Quốc và tỷ lệ ủng hộ khiêm tốn đối với thủ tướng mới của nước này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,05% xuống 27.528,87 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,3% xuống 1.941,91 điểm.

Cổ phiếu các công ty lớn dẫn đầu đà giảm, với Fast Retailing mất 3,1%, Tokyo Electron giảm 2,08% và SoftBank Group giảm 2,07%.

Cuộc thăm dò của phương tiện truyền thông địa phương cho thấy, Thủ tướng Fumio Kishida đang vật lộn để tìm chỗ đứng với các cử tri, chỉ hai ngày sau khi ông ra mắt chính phủ mới của mình. Một tờ nhật báo cho thấy tỷ lệ ủng hộ của ông chỉ ở mức 45%, thấp hơn nhiều so với chính quyền của người tiền nhiệm Yoshihide Suga khi mới lên nắm quyền vào năm ngoái.

“Điều đó có nghĩa là đảng của ông Kishida sẽ khó có thể giành được chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới,” Kentaro Hayashi, chiến lược gia cấp cao tại Daiwa Securities cho biết.

Chứng khoán Trung Quốc vẫn đang trong dịp nghỉ Quốc khánh.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức nhất trong 12 tháng, bởi lo ngại lạm phát gia tăng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index mất 0,57% xuống 23.966,49 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,9% xuống 8.438,84 điểm.

Đi ngược thị trường vẫn là cổ phiếu các công ty năng lượng tăng do giá dầu tiếp tục tăng, với PetroChina tăng 4,28%, Sinopec Corp tăng 3,06% và CNOOC tăng 2,34%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái, do lo lắng về lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,82% xuống 2.908,31 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2020.

Trong số các cổ phiếu lớn, hai gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix giảm lần lượt 1,25% và 1,43%, trong khi công ty nền tảng Naver tăng 0,67%.

Samsung Electronics dự kiến ​​sẽ báo cáo lợi nhuận quý vừa qua tốt nhất trong ba năm với doanh thu kỷ lục, nhờ giá chip nhớ tăng và sức cầu lớn đối với các thương hiệu điện thoại gập mới.

Kết thúc phiên 6/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 293,25 điểm (-1,05%), xuống 27.528,87 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 137,66 điểm (-0,57%), xuống 23.966,49 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 53,86 điểm (-1,82%), xuống 2.908,31 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng giảm, kỳ vọng quý cuối năm

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/9/2021, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17%, trong khi trước đó, Ngân hàng Nhà nước công bố, tín dụng 8 tháng đầu năm tăng 7,42%..>> Chi tiết

- Đầu tư thời “sống chung với Covid”

Chính phủ đang thay đổi chiến lược từ “không có Covid” sang “sống chung với Covid”, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng sẵn sàng tâm lý để phản ứng nhanh với các thông tin mới..>> Chi tiết

- Chiến lược chọn hàng quý IV

Kết quả kinh doanh quý III sẽ là yếu tố để xác lập lại mặt bằng giá cổ phiếu cũng như kéo theo sự phân hóa rất lớn trên thị trường..>> Chi tiết

- Cổ phiếu “lên hương” nhờ thông tin M&A: Kỳ vọng dễ thành ảo vọng

Giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhỏ, thậm chí hoạt động yếu kém bỗng chốc tăng đột biến nhờ kỳ vọng doanh nghiệp được tái sinh sau M&A. Nhưng thực tế cho thấy kỳ vọng rất dễ trở thành ảo vọng..>> Chi tiết

- Giá nhiên liệu tăng khắp châu Á do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Châu Á đang phải trả nhiều tiền nhất cho các loại nhiên liệu có thể được đưa vào lò hơi hoặc tuabin điện khi họ tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt tự nhiên ngày càng đắt đỏ..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục