Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 19/8 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại đúng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,20 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 2,9 USD xuống mức 1.758,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về sát 1.750 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 107,86 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.205 đồng/USD, tăng 7 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.265 – 23.545 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 23.100 USD, thì sang phiên hôm nay có nhịp giảm mạnh về 22.000 và tiếp tục lùi về quanh 21.660 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,59 USD (-1,76%), xuống 88,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,72 USD (-1,78%), xuống 94,78 USD/thùng
VN-Index mất mốc 1.270 điểm
VN-Index tiếp tục lặp lại kịch bản thử thách không thành công mỗi khi chạm ngưỡng cản mạnh 1.280 điểm, thậm chí trong phiên chiều, VN-Index còn bị đẩy xuống khá mạnh, giảm 15 điểm, xuống dưới 1.265 điểm.
Nhưng nhờ sự vững chắc của một số mã trụ như VPB, VCG, VNM, nhóm dầu khí, đã chặn đứng đà giảm, đóng cửa VN-Index ở sát ngưỡng 1.270 điểm, dù sắc đỏ gấp gần 3 lần sắc xanh.
Giao dịch ở nhóm FLC đáng chú ý, khi FLC và HAI dù mở cửa vẫn giảm kịch sàn, nhưng lực cầu bắt đáy sau đó đã kéo cả 2 hồi phục, trong đó, FLC lên gần trần, còn HAI đã chạm mức trần. Tuy nhiên, cả 2 quay đầu trở lại và đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, FLC giảm nhẹ 0,4% vị, còn HAI giảm 3,5%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 8,41 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 98,07 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/8: VN-Index giảm 4,48 điểm (-0,35%), xuống 1.269,18 điểm; HNX-Index giảm 3,25 điểm (-1,08%), xuống 297,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,08%), xuống 92,77 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall nhích nhẹ trong phiên ngày thứ Năm (18/8), khi dự báo bán hàng lạc quan từ Cisco Systems giúp nâng cao lĩnh vực công nghệ, trong khi giao dịch cũng thận trọng hơn do hội nghị chuyên đề hàng năm của Fed đến gần.
Các nhà đầu tư vẫn đang thận trọng đánh giá biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed được công bố vào ngày hôm qua.
Trong khi đó, cổ phiếu của Cisco tăng 5,8% và là một trong những mức tăng tích cực nhất trên ba chỉ số chính, sau khi đưa ra dự báo lạc quan về doanh số bán hàng quý.
Kết thúc phiên 18/8, chỉ số Dow Jones tăng 18,72 điểm (+0,05%), lên 33.999,04 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,70 điểm (+0,23%), lên 4.283,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 27,22 điểm (+0,21%), lên 12.965,34 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều và giảm, khi các cổ phiếu hỗ trợ cho đợt tăng gần đây đã bị chốt lời và tâm lý thận trọng chờ đợi cuộc họp thường niên Jackson Hole của Fed.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,04% xuống 28,930,33 điểm, sau khi đã tăng 0,53% để vượt qua mốc 29.000 điểm vào đầu phiên. Chỉ số này tăng 1,07% trong tuần. Chỉ số Topix tăng 0,2% lên 1.994,52 điểm.
Một người tham gia thị trường cho biết: “Trong khi nhiều cổ phiếu đang tăng điểm ngay lúc này, thì một số cổ phiếu đóng góp lớn vào chỉ số dẫn dắt đà tăng gần đây như Fast Retailing lại yếu, nên diễn biến chung là chậm chạp”.
Theo đó, cổ phiếu lớn Fast Retailing đã giảm 1,25% và tác động lớn nhất đến chỉ số Nikkei 225 do tỷ trọng cao.
Trong khi đó, Hãng bảo mật máy tính Trend Micro là cổ phiếu mất điểm nhiều nhất, giảm 3%. Nhà sản xuất dược phẩm Daiichi Sankyo giảm 2,62% và Nippon Sheet Glass giảm 2,69%, sau khi tăng 5,28% vào thứ Năm.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo ngại các trường hợp nhiễm mới Covid-19 gia tăng và sự phục hồi kinh tế chậm chạp kéo dài, trong khi các nhà phát triển bất động sản tỏa sáng trong tuần, với kỳ vọng rằng các nhà chức trách sẽ hỗ trợ lĩnh vực đang gặp khó khăn này.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,59% xuống 3.258,08 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,69% xuống 4.151,07 điểm. Trong tuần, chỉ số CSI 300 giảm gần 1%
Mối quan tâm về các dịch Covid-19 đang gia tăng vẫn còn, sau khi Trung Quốc đại lục báo cáo 2.804 trường hợp nhiễm mới trong ngày hôm qua, chỉ giảm nhẹ so với hơn 3.000 ca so với hai ngày trước đó.
Điểm sáng thuộc về cổ phiếu các nhà phát triển bất động tăng 6,5% trong tuần, trong bối cảnh kỳ vọng có các chính sách kích thích từ chính phủ, khi các nguồn tin nói với Reuters rằng Trung Quốc sẽ đảm bảo các đợt phát hành trái phiếu mới trong nước của một số nhà phát triển tư nhân được chọn.
Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, khi tâm lý giới đầu tư thận trọng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 từ Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,04% lên 19.773,03 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,29% lên 6.719,88 điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông đã đóng cửa không đổi sau tin tức và giảm 3,6% trong tuần, do thỏa thuận kiểm toán giữa các cơ quan quản lý Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa chắc chắn.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm và đánh dấu tuần giảm đầu tiên sau bốn tuần tăng, do lo ngại về lập trường thắt chặt được các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ tái khẳng định.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 15,36 điểm, tương đương 0,61% xuống 2.492,69 điểm. Chỉ số này đã giảm 1,39% trong tuần, kết thúc chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp trước đó.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,98% nhưng SK Hynix tăng 0,73%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution mất 1,11%.
Đáng chú ý, công ty cho vay nền tảng Internet Kakaobank giảm 8,17% xuống mức thấp kỷ lục. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính di động Kakaopay đã phục hồi 0,58% sau khi giảm 6,56% trong phiên trước đó, trong khi công ty mẹ Kakao giảm 3,16%.
Kết thúc phiên 19/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 11,81 điểm (-0,04%), xuống 28.930,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 19,47 điểm (-0,59%), xuống 3.258,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 9,12 điểm (+0,04%), lên 19.773,03 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 15,36 điểm (-0,61%), xuống 2.492,69 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Vi phạm đấu thầu bảo hiểm quay trở lại
Thời gian gần đây, hoạt động đấu thầu bảo hiểm liên tiếp ghi nhận phản ánh về dấu hiệu vi phạm trong đấu thầu các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc như đầu tư xây dựng, cháy nổ, xe cơ giới…>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu lo bị "siết" mạnh hơn
Bản dự thảo mới nhất sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vẫn có những nội dung được cho là quá chặt chẽ, làm “khó” doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Bão cổ phiếu “vua” đổ bộ sàn chứng khoán: Cơ hội nào cho nhà đầu tư?
Cùng với làn sóng tăng vốn, chia cổ tức, hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sẽ dội sàn chứng khoán nửa cuối năm nay. Đây vừa là rủi ro, vừa là cơ hội cho nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Nhiều doanh nghiệp niêm yết lãi đột biến nhờ hoạt động không cốt lõi
Lợi nhuận quý II/2022 của các doanh nghiệp niêm yết có sự phân hóa mạnh, trong đó, một số công ty ghi nhận lãi ròng tăng vọt, nhưng không đến từ hoạt động cốt lõi..>> Chi tiết
- Kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái vào cuối năm nay
Tổ chức tư vấn kinh tế Conference Board có trụ sở tại New York ngày 18/08 cảnh báo, nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với sự suy yếu ngày càng tăng và có thể rơi vào suy thoái trước cuối năm nay..>> Chi tiết