Thị trường tài chính 24h: Giữ nhà đầu tư ở lại với thị trường

(ĐTCK) VN-Index tăng lên trên 890 điểm; Ngân hàng giảm lãi vay mùa dịch: Vừa giúp người, vừa giúp mình; Chứng khoán phái sinh quốc tế: Miếng pho mát trong bẫy chuột (Bài 2); Nhận 2 “cú giáng” liên tiếp, cổ phiếu bia gục ngã; Giữ nhà đầu tư ở lại với thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á chững lại; Một loạt nước công bố PMI về dưới 50 điểm do COVID-19 vì sản xuất thu hẹp...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Giữ nhà đầu tư ở lại với thị trường

Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 3/2 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 45,90 – 46,42 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 1.589,1 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã leo lên gần 1.599 USD/ounce và gần như chỉ đang sau đó cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,19% lên 97,55 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.209 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.290 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,5 USD (+3,12%), lên 48,25 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,35 USD (+2,60%), lên 53,25 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lên trên 890 điểm

Sau phiên sáng khởi sắc, thị trường bước vào phiên chiều có phần thận trọng hơn, VN-Index rơi nhẹ về 890 điểm, nhưng đã nảy trở lại khá nhanh, mặc dù vậy, đợt khớp lệnh ATC đã khiến sự phân hóa mạnh xảy ra trong rổ VN30, và kéo theo VN-Index về gần 890 điểm khi đóng cửa.

VN30 phân hóa mạnh với 7 mã giảm, 8 mã đứng tham chiếu và 15 mã tăng.
Trong các mã tăng, vẫn là CTD nổi bật, +6,9% và BID +3,9%; CTG +3,7%.

Nhóm cổ phiếu thị trường đáng kể có sắc tím tại HAI, HHS, AMD, DRH, DGW, HID, DPG, VNE, CMX…

Trái lại, PVT, LMH, JVC, TDH, FTN, VNG giảm điểm, cùng HSG, EVG, TTF, NKG, OGC, HDC, SZC bị đẩy về tham chiếu.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 15,23 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 339,74 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 3/3: VN-Index tăng 6,18 điểm (+0,70%), lên 890,61 điểm; HNX-Index tăng 1,91 điểm (+1,73%), lên 112,58 điểm; UpCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,53%), lên 55,47 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới với mức tăng trở lại khi nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó với Covid-19.

Tuy nhiên, mức tăng trong phiên sáng khá khiêm tốn khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về sự bùng phát của dịch bệnh tại Mỹ khi nước này ghi nhận có 6 người tử vong do Covid-19, trong khi số người nhiễm tăng lên gần 100 người.

Sau đó, thị trường nhận một loạt thông tin tích cực. Cụ thể, theo công cụ nghiên cứu FedWatch của CME Group, 100% thương nhân dự báo Fed sẽ giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 3 tới đây.

Những thông tin và kỳ vọng trên khiến giới đầu tư ồ ạt xuống tiền, giúp phố Wall nhảy vọt trong phiên chiều.

Kết thúc phiên 2/3, chỉ số Dow Jones tăng 1.293,96 điểm (+5,09%), lên 26.703,32 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 136,01 điểm (+4,60%), lên 3.090,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 384,80 điểm (+4,49%), lên 8.952,16 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do lo ngại rằng Nhóm G7 có thể không có phản ứng phối hợp chi tiết để hạn chế thiệt hại kinh tế toàn cầu từ dịch Covid-19.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,22% xuống 21.082,73 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,36% xuống 1.505,12 điểm.

Thị trường đỏ lửa sau khi một nguồn tin từ nhóm G7 nói với Reuters rằng, nhóm các nước công nghiệp phát triển đang soạn thảo một tuyên bố chung về sự ảnh hưởng của Covid-19, nhưng không đề cập đến bất kỳ chi tiết về nghĩa vụ tài chính hoặc cắt giảm lãi suất phối hợp nào.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi dữ liệu ghi nhận cho thấy các trường hợp nhiễm mới virus corona ở nước này giảm.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,74% lên 2.992,90 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,53% lên 4.091,36 điểm.

Trung Quốc báo cáo 125 trường hợp nhiễm mới virus corona trong ngày thứ Hai, giảm từ con số 202 một ngày trước đó.

Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi, khi lo ngại về dịch Covid-19 lan rộng đã xóa nhòa những kỳ vọng vào các chính sách kích thích kinh tế.

Đóng cửa, Hang Seng giảm 0,03% xuống 26.284,82 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises không đổi ở 10.485,16 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc hạ thấp độ cao, sau khi giới đầu tư hạ thấp triển vọng về việc có các biện pháp phối hợp kích thích kinh tế từ khối G7.

Tuyên bố chung của G7, dự kiến được thông báo vào thứ Ba hoặc thứ Tư được dự báo sẽ không có bất kỳ hành động chung nào về chi tiêu tài chính hoặc điều phối nới lỏng, nguồn tin từ G7 nói với Reuters.

Kết thúc phiên 3/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 261,35 điểm (-1,22%), xuống 21.082,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,97 điểm (+0,74%), lên 2.992,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 6,86 điểm (-0,03%), xuống 26.284,82 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 11,64 điểm (+0,58%), lên 2.014,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng giảm lãi vay mùa dịch: Vừa giúp người, vừa giúp mình

Vẫn biết việc giảm lãi vay cho khách hàng chịu tác động bởi dịch cúm Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng, nhưng đây là giải pháp phù hợp cho các bên ở thời điểm hiện tại..>> Chi tiết

Chứng khoán phái sinh quốc tế: Miếng pho mát trong bẫy chuột (Bài 2) - Rủi ro giao dịch “lách luật”

Hàng nghìn nhà đầu tư đang bị bủa vây bởi những lời mời chào hấp dẫn từ chứng khoán phái sinh quốc tế, hàng chục triệu USD có thể đang âm thầm chảy ra khỏi Việt Nam, với một thị trường hư hư thực thực và khoảng trống pháp lý…>> Chi tiết

Nhận 2 “cú giáng” liên tiếp, cổ phiếu bia gục ngã

Thống kê trên sàn nhóm cổ phiếu ngành bia giảm mạnh hơn thị trường trước và trong dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc cổ phiếu bia lao dốc không chỉ do mỗi COVID-19..>> Chi tiết

Giữ nhà đầu tư ở lại với thị trường chứng khoán

Tâm lý bi quan, thậm chí hoảng loạn tái xuất hiện ở một số phiên trong tuần qua, trước đó là 3 phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán. Sự chịu đựng của không ít nhà đầu tư đã tới giới hạn..>> Chi tiết

Một loạt nước công bố PMI về dưới 50 điểm do COVID-19 vì sản xuất thu hẹp

Sau khi dịch COVID-19 diễn ra, các quốc gia bắt đầu công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) để đo lường trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, có một xu hướng thu hẹp khá hiện hữu..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục