VN-Index điều chỉnh khá mạnh
Prong phiên sáng, áp lực bán dâng cao khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và VN-Index giảm khá sâu ngay khi mở cửa. Dù sau đó có sự phục hồi nhẹ, nhưng sau hơn 1 giờ giằn, chỉ số này đã rơi trở lại.
Bước sang phiên chiều, lực bán tiếp tục gia tăng khiến mốc 985 điểm nhanh chóng bị xuyên thủng. Mặc dù tiếp tục có sự trở lại sau đó, nhưng dòng tiền chưa đủ mạnh, VN-Index theo đó có phiên giảm điểm khá trước sức ép lớn đến từ nhóm bluechip.
Nhóm VN30 chỉ còn 4 mã giữ được sắc xanh, đáng kể có SAB tăng 1,6% lên 245.000 đồng, CTD tăng 4,1% lên 141.100 đồng.
Có tới 25 mã giảm, VNM giảm 1,9% xuống 137.000 đồng, GAS giảm 1,9% xuống 101.000 đồng, VIC giảm 0,9% xuống 118.100 đồng, VHM giảm 0,5% xuống 91.500 đồng, VRE giảm 0,9% xuống 34.700 đồng…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt đi xuống với VCB giảm 0,5% xuống 62.800 đồng, TCB giảm 1,9% xuống 26.250 đồng, STB giảm 1,6% xuống 12.600 đồng, VPB giảm 1,2% xuống 21.050 đồng, CTG giảm 1,4% xuống 21.200 đồng, HDB giảm 1% xuống 30.400 đồng, MBB giảm 1,6% xuống 21.850 đồng, BID giảm 2,6% xuống 34.000 đồng.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn có một số mã đi ngược dòng nhưng đa phần đã suy yếu và quay đầu rơi. Trong đó, tăng đáng kể như FIT, QCG, GTN…
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 1,07 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 60,32 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 407.670 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,27 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 217.860 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 4,78 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/3: VN-Index giảm 8,78 điểm (-0,88%), xuống 985,25 điểm;HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,6%), xuống 108,22 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,54%), xuống 55,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm phiên thứ 4 liên tiếp, sau khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt suy yếu bởi những nhận định của ECB.
Kết thúc cuộc họp chính sách, Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ôngg Mario Draghi, cho biết Ngân hàng này đã hạ dự báo tăng trưởng từ 1,7% xuống 1,1% cho khu cực đồng tiền chung châu Âu.
ECB cũng cho biết chương trình kích thích hoạt động tái tài trợ dài hạn ((TLTRO) sẽ có mục tiêu mới sẽ bắt đầu vào tháng 9/2019 và kéo dài đến tháng 3/2021.
TLTRO là các khoản vay mà ECB cung cấp cho các ngân hàng trong khu vực với lãi suất thấp, nhằm giúp các ngân hàng này có thể dễ dàng cho vay hơn, qua đó ể giúp kích thích nền kinh tế.
Thông báo của ECB được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về khả năng giảm tốc kinh tế trên toàn cầu. Ngân hàng trung ương Canada cho biết rằng sự không chắc chắn đang gia tăng về động thái nâng lãi suất trong tương lai. Còn tại Mỹ, Fed đã phát đi tín hiệu rằng sẽ “kiên nhẫn” trong việc nâng lãi suất.
Tuyên bố của ECB đã khiến đồng USD tăng giá mạnh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, trong đó có đồng Euro. Chỉ số Dollar Index tăng 0,85%, đạt 97,7 điểm. So với đồng Euro, đồng bạc xanh tăng 1,1%, đạt 1,1181 USD đổi 1 Euro.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu sự đi xuống với Bank of America, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Citigroup đều giảm khoảng 1%. Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Bank ETF mất 1,6%.
Kết thúc phiên 7/3, chỉ số Dow Jones giảm 200,23 điểm (-0,78%), xuống 25.473,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,52 điểm (-0,81%), xuống 2.748,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 84,46 điểm (-1,13%), xuống 7.421,46 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh, sau khi ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hạ dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone, và dữ liệu xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc tiếp tục yếu đi.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 2% xuống 21.025,56 điểm. Trong tuần, chỉ số số này mất 2,7%, mức giảm một tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 12 năm ngoái.
Topix giảm 1,8% xuống 1,572,44 điểm với hơn 2.000 mã giảm và chỉ hơn 100 mã tăng, và tất cả 33 chỉ số phụ chìm trong sắc đỏ.
Ảnh hướng tiêu cực đến thị trường là thông tin ECB hạ dự báo tăng trưởng từ 1,7% xuống 1,1% cho khu cực đồng tiền chung châu Âu và cho biết chương trình kích thích hoạt động tái tài trợ dài hạn ((TLTRO) sẽ có mục tiêu mới sẽ bắt đầu vào tháng 9/2019 và kéo dài đến tháng 3/2021.
Ngoài ra, thị trường còn chịu thêm đám mây đen bao phủ bởi dữ liệu kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tính bằng USD Trung Quốc giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016.
Nhóm cổ phiếu vận tải biển theo đó chịu áp lực lớn nhất với Mitsui OSK Lines đã giảm 3% và Nippon Yusen giảm 3,2%.
Các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng mất điểm sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm với Dai-ichi Life Holdings và T&D Holdings lần lượt giảm 4,8% và 5%, trong khi Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 2,3%.
Một số cổ phiếu khác đáng chú ý là Kawasaki Kisen, giảm 13% sau khi cho biết dự kiến sẽ lỗ ròng 100 tỷ yên (896,9 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3.
Nhà sản xuất máy móc chip Awesomeest Corp mất 5,7% và Tokyo Electron giảm 3,6%.
Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo và bốc hơi hơn 4%, và là ngày tồi tệ nhất kể từ đầu năm tới nay.
Tâm lý thị trường tiêu cực bởi dữ liệu xuất khẩu yếu kém trong tháng 2, và những dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Mặc dù một số nhà đầu tư xem sự điều chỉnh lần này là điểm tốt để mua vào.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 4,4% xuống 2.969,86 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 4%,xuống 3.657,58 điểm. Cả hai chỉ số đều có phiên tồi tệ nhất kể từ ngày 11/10 năm ngoái.
Các nhà đầu tư đã tháo bán cổ phiếu trong bối cảnh các dấu hiệu giám sát chặt chẽ hơn từ phía chính phủ, sau khi thị trường hồi phục hơn 20% trong năm nay do các hoạt động tín dụng được nới lỏng và kỳ vọng vào một thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ.
Bên cạnh đó, dữ liệu về xuất khẩu yếu kém cũng đã đánh sập thị trường. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tính bằng USD của Trung Quốc giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016.
Trước đó các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát dự báo xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc giảm 4,8%, sau khi đạt mức tăng 9,1% trong tháng 1. Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 của Trung Quốc giảm 5,2%, mạnh hơn mức dự báo giảm 1,4%.
Thặng dư thương mại tháng 2 của Trung Quốc là 4,12 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức dự báo thặng dư 26,38 tỷ USD.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ - một dữ liệu rất nhạy cảm - giảm mạnh còn 14,72 tỷ USD trong tháng 2, từ mưc 27,3 tỷ USD trong tháng 1.
Chứng khoán Hồng Kông cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ đà sụt giảm chung từ khu vực.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,91% xuống 28.228,42điểm. Chỉ số này đã giảm 2% trong tuần, và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,65% xuống 11.156,82 điểm.
Thiệt hại nặng nề nhất là nhóm cổ phiếu H (cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông) dấy lên những cảnh báo gần đây của chính quyền Trung Quốc về việc chống lại cho vay ký quỹ và tăng đòn bẩy quá mức trên thị trường chứng khoán.
Kết thúc phiên 8/3: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 430,45 điểm (-2,01%), xuống 21.025,56 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 136,56 điểm (-4,40%), xuống 2.969,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 551,03 điểm (-1,91%), xuống 28.228,42 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,47 - 36,66 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.946 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nâng tỷ lệ an toàn vốn, nước đã đến chân (Bài 3): Không thực hiện Thông tư 41, “bức tranh” sẽ chuyển màu xám
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính phân tích và cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cho rằng, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia gần gũi với Việt Nam, thông hiểu văn hóa kinh doanh và mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, phần còn lại của thế giới khá đắn đo khi đầu tư vào ngành ngân hàng..>> Chi tiết
- Sóng ngầm mua bán cổ phần trước đại hội
Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông tại một số doanh nghiệp (DN) đang được thị trường đặc biệt quan tâm trong bối cảnh mùa đại hội đồng cổ đông cận kề..>> Chi tiết
- Dòng tiền lớn đang đổ vào thị trường
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không tăng thêm lãi suất trong năm 2019, Mỹ - Trung Quốc có khả năng đạt được thoả thuận trong cuộc chiến thương mại. Đây là hai yếu tố tích cực giúp dòng vốn có xu hướng chảy vào thị trường cổ phiếu toàn cầu, trong đó có Việt Nam..>> Chi tiết
- Mua cổ phiếu không cần hiểu công ty?
Thay vì ra quyết định đầu tư dựa vào định giá doanh nghiệp, cổ phiếu, xu hướng ra quyết định đầu tư dựa trên phân tích định lượng theo các thuật toán đang được một số bên thực hành. Vậy trường phái này có gì hay?..>> Chi tiết
- Nhóm thị trường cận biên chờ bữa tiệc nâng hạng, Việt Nam gặp khó
East Capital kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thị trường cận biên được nâng hạng lên mới nổi và nhờ vậy, chỉ số MSCI các thị trường cận biên sẽ trở nên tập trung hơn vào các nhân tố còn lại như Kuwait, Việt Nam và Morocco..>> Chi tiết