Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 13/11 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 80,50 – 84,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 21,3 USD xuống 2.598,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ và lên gàn 2.610 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.288 đồng/USD, tăng 21 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.180 – 25.502 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 84.200 USD lên 87.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên gần mốc 90.000 USD/BTC trước khi hạ nhiệt nhẹ về 87.500 USD vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,68 USD (+1,00%), lên 68,80 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,67 USD (+0,93%), lên 72,56 USD/thùng.
VN-Index nhích nhẹ
Thị trường sau ít phút giằng co, rung lắc nhẹ đã đảo chiều giảm nhanh, chỉ số VN-Index trượt xuống ngưỡng 1.235 điểm, cũng là đường chặn dưới của dải bollinger.
Tại ngưỡng điểm này, lực cầu gia tăng kéo nhiều mã quay đầu đảo chiều và qua đó cũng kéo VN-Index lên thẳng trên tham chiếu và giữ sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Kết thúc phiên giao dịch 13/11: VN-Index tăng 1,22 điểm (+0,1%), lên 1.246,04 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%), xuống 226,21 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,04 điểm (-0,05%), xuống 92,35 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Ba (12/11), khi giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng mạnh vừa qua nhờ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trọng tâm của thị trường hiện sẽ là các dữ liệu của tháng 10 như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và dữ liệu doanh số bán lẻ, tất cả sẽ có trong tuần này.
Kết thúc phiên 12/11: Chỉ số Dow Jones giảm 382,15 điểm (-0,86%), xuống 43.910,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,36 điểm (-0,29%), xuống 5.983,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 17,36 điểm (-0,09%), xuống 19.281,40 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, ảnh hưởng bởi phiên chốt lời đêm qua Phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,66% xuống 38.721,66 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,21% xuống 2.708,42 điểm.
"Các nhà đầu tư không tin rằng Nikkei 225 sẽ sớm chạm mức 40.000 điểm một lần nữa, vì vậy họ đã bán cổ phiếu khi chỉ số chạm gần tới mức đó”, Fumio Matsumoto, chiến lược gia trưởng tại Okasan Securities, cho biết.
Cổ phiếu Fast Retailing, giảm 2% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225. Trong khi đó, SoftBank Group đảo chiều giảm 2,9% sau khi báo cáo lợi nhuận ròng 1,18 nghìn tỷ yên (7,63 tỷ USD) trong ba tháng tính đến tháng 9.
Đáng chú ý khác cổ phiếu Sharp tăng gần 14% để trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất trên Nikkei 225 sau khi công bố lợi nhuận ròng nửa đầu năm tăng tăng hơn gấp bốn lần cùng kỳ.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi Nomura tăng dự báo tăng trưởng của nước này, sau một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế có thể đang phục hồi.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,51% lên 3.439,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,62% lên 4.11089 điểm.
Dự báo tăng trưởng của Nomura đối với nền kinh tế Trung Quốc vào quý IV đã được điều chỉnh tăng lên 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái 4,4%, trong khi dự báo tăng trưởng GDP cả năm được điều chỉnh lên 4,8% từ 4,7%.
Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục giảm, khi các nhà đầu tư tiếp nhận sự vắng bóng của các biện pháp kích thích mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,12% xuống 19.823,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,05% lên 7.130,93 điểm.
Kelvin Wong, một nhà phân tích tại Oanda cho biết: “Điểm yếu hiện tại trên thị trường chứng khoán Hồng Kông được cho là do thiếu thông tin chi tiết về các biện pháp kích thích tài khóa đã hứa từ Trung Quốc để chống lại vòng xoáy giảm phát đang diễn ra”.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh trong ngày thứ tư liên tiếp, với những lo ngại về chính sách thuế quan sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 65,49 điểm, tương đương 2,64% xuống 2.417,08 điểm.
Các cổ phiếu lớn đều nới đà giảm, với Samsung Electronics giảm 4,5%, trong khi SK hynix giảm 1,56% và LG Energy Solution giảm 3,5%.
Kết thúc phiên 13/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 654,43 điểm (-1,66%), xuống 38.721,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 17,31 điểm (+0,51%), lên 3.439,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 23,43 điểm (-0,12%), xuống 19.823,45 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 65,49 điểm (-2,64%), xuống 2.417,08 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Chứng khoán vững nền
Thị trường chứng khoán dù có những rung lắc nhất định, nhưng bối cảnh kinh tế vĩ mô phục hồi vững chắc là nền tảng quan trọng cho đà tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn tới..>> Chi tiết
- Chọn cổ phiếu cho 2 tháng cuối năm
Thị trường chứng khoán đang đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ hơn so với cùng kỳ 2 năm trước và không ít ngành có triển vọng sáng, nhưng 1.300 điểm vẫn là ngưỡng cản mạnh của VN-Index..>> Chi tiết
- ABS: Thị trường tháng 11 có nhiều tin tức tích cực, điểm tên các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ vĩ mô
Đây là đánh giá của ABS Research trong báo cáo tháng 11 mới phát hành. Theo đó, ABS khuyến nghị nhà đầu tư nên quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng vĩ mô..>> Chi tiết
- Đồng đô la đạt mức gần cao nhất 5 tháng do lo ngại về thuế quan của ông Trump
Đồng đô la Mỹ đã chạm mức gần cao nhất trong 5 tháng khi các nhà đầu tư tập trung vào rủi ro lạm phát gia tăng trở lại trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump..>> Chi tiết