Thị trường tài chính 24h: Giá vàng tăng phi mã là tâm điểm trong ngày

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự chú ý trên thị trường tài chính dồn hết vào diễn biến của giá vàng, khi giá vàng trong nước đã tăng tới hơn 1 triệu đồng/lượng trong ngày hôm nay, vượt qua 53 triệu đồng/lượng. Còn giá vàng thế giới cũng leo cao, chạm 1.860 USD/ounce vào cuối giờ chiều này, quy đổi tương đương 52,77 triệu đồng/lượng.
Thị trường tài chính 24h: Giá vàng tăng phi mã là tâm điểm trong ngày

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/7 tăng 800.000 đồng/lượng chiều mua vào và 950.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.

Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết ở mức 52,10 – 53,07 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Như vậy, chỉ trong một ngày, giá vàng SJC đã tăng tới 1,05 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 23,7 USD lên 1.841,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng, chạm 1.860 USD/ounce và chững lại, giảm nhẹ về gần 1.856 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 13,8 USD lên 1.862,5 USD/ounce.

Giá vàng thế giới quy đổi ở mức 1.860 USD/ounce, tính theo tỷ giá USD bán ra trong nước là 23.270 đồng/USD của Vietcombank thì tương đương 52,77 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,10% xuống 95,02 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức  23.221 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,59 USD (-1,41%), xuống 41,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,50 USD (-1,13%), xuống 43,82 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index mất gần 7 điểm

Trong phiên sáng, sự thận trọng khiến VN-Index chỉ lình xình trong biên độ hẹp, thanh khoản tăng về khối lượng do có thỏa thuận hơn 40,5 triệu cổ phiếu LDG.

Bước vào phiên chiều, việc bên nắm giữ cổ phiếu ra tay đã đẩy VN-Index lao thẳng xuống gần 855 điểm khi đóng cửa.

Trong các mã lớn, trừ VRE + 2,47%, NVL và EIB tăng nhẹ, còn CTG -2,1% BID -1,96%, và mất hơn 1,5% có VHM, VNM, GVR, BVH...

Hiệu ứng VN30 với TCH và KDH không duy trì lâu khi TCH -1,11%, KDH đứng tham chiếu 24.750 đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 7 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 164,69 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/7: VN-Index giảm 6,61 điểm (-0,77%), xuống 855,08 điểm; HNX-Index giảm 0,77 điểm (-0,67%), xuống 115,32 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,36%), lên 57,57 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 trên phố Wall tiếp tục tăng trong phiên ngày thứ Ba (21/07), nhưng Nasdaq giảm do giới đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu công nghệ.

Tâm lý nhà đầu tư được hỗ trợ sau khi Ủy ban châu Âu, Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), đã thống nhất một gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro hậu đại dịch Covid-19.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh với JPMorgan Chase tiến 2,2%, còn cổ phiếu Bank of America cộng 3,6%.

Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq lùi bước do nhóm cổ phiếu công nghệ lớn mất điểm, như Facebook, Amazon, Netflix, Microsoft và Apple đều giảm hơn 1%. Các cổ phiếu này đều tăng ít nhất 2,6% từ đầu tháng đến nay.

Kết thúc phiên 21/7, chỉ số Dow Jones tăng 159,53 điểm (+0,60%), lên 26.840,40 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,46 điểm (+0,17%), lên 3.257,30 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 86,73 điểm (-0,81%), xuống 10.680,36 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm, khi áp lực từ số ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng cũng khiến dòng tiền đứng ngoài.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,58% xuống 22.751,61 điểm. Chỉ số Topix mất 0,62% xuống 1.572,96 điểm.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ cao là ngành đường sắt tiếp tục hoạt động kém, khi các trường hợp nhiễm mới Covid-19 trong nước tiếp tục tăng, phản ánh sự thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư vào chiến dịch của chính phủ để thúc đẩy du lịch nội địa bắt đầu vào thứ Tư.

Theo đó, East Japan Railway giảm 2,9% xuống mức thấp nhất trong 7 năm, còn West Japan Railway mất 1,7% xuống mức đáy thấp nhất từ năm 2014.

Ở chiều ngược lại, Nidec đã tăng 4,8%, sau khi nhà sản xuất động cơ điện công bố lợi nhuận hoạt động quý vừa qua tăng nhẹ so với một năm trước đó, đánh bại dự báo giảm của giới phân tích.

Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ tư liên tiếp, nổi bật bởi việc cơ quan quản lý thực thi cải cách chỉ số chuẩn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,37% lên 3.333,16 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,5% lên 4.714,45 điểm.

Trung Quốc lần đầu tiên cải tổ chỉ số chuẩn Shanghai Composite Index (SSEC) sau 30 năm, với việc bổ sung 25 mã cổ phiếu của các công ty công nghệ niêm yết trên thị trường STAR và loại bỏ 91 công ty có rủi ro cao. Số lượng các thành phần chỉ số đứng ở mức 1.493 cổ phiếu. Động thái này được cho là để nhằm giải quyết tình trạng "biến dạng chỉ số".

Từ năm 2009 đến 2019, GDP hàng năm của Trung Quốc tăng gần gấp ba, nhưng SSEC - về mặt lý thuyết là một phong vũ biểu kinh tế với vốn hóa thị trường khoảng 5,45 nghìn tỷ đô la - mất 7%. Trong khi đó, chỉ số CSI300 bluechip (CSI300) tăng 15% trong giai đoạn này, còn điểm chuẩn của Thâm Quyến (SZSC) tăng 43%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, khi các dấu hiệu leo thang căng thẳng Trung-Mỹ đã đè nặng  tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,25% xuống 25.057,94 điểm, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 11/6. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,93% xuống 10.243,51 điểm.

Căng thẳng quan hệ Trung Quốc và Mỹ leo thang, sau khi Mỹ đã đột ngột yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở thành phố Houston.

Trước đó một ngày trong chuyến thăm đến Anh, Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo nói rằng, Mỹ muốn xây dựng một liên minh toàn cầu để chống lại Trung Quốc, khi ông cáo buộc Bắc Kinh che giấu dịch Covid-19 và thúc đẩy lợi ích của mình theo một cách "đáng hổ thẹn".

Chứng khoán Hàn Quốc đã đóng cửa gần như không thay đổi và ít phản ứng với thông tin Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói kích thích trị giá 750 tỷ euro (865,43 tỷ USD) cho các nền kinh tế khu vực chịu tác động của Covid-19.

Kết thúc phiên 22/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 132,61 điểm (-0,58%), xuống 22.751,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,27 điểm (+0,37%), lên 3.333,16 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 577,72 điểm (-2,25%), xuống 25.057,94 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 0,17 điểm (-0,00%), xuống 2.228,66 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng chật vật phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu

Để tất toán được trái phiếu VAMC (các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý Tài sản - VAMC), các ngân hàng ồ ạt phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu, nhưng gặp khó..>> Chi tiết

Nhà đầu tư chờ lời hứa T+0 và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

Những sản phẩm mới như chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) hay cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (T+0) đã bàn tính từ lâu, song đến nay vẫn chưa thể triển khai..>> Chi tiết

Thị trường đi ngang, cơ hội tích lũy cổ phiếu tốt

Sự vận động của thị trường đã vượt qua những kỳ vọng ban đầu về một nhịp hồi phục và đang chuyển sang nhịp điều chỉnh, tích lũy nhiều hơn..>> Chi tiết

Những mảng tối chứng trường ở tuổi 20

Dù đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, song ở tuổi 20, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán tăng mạnh là con dao 2 lưỡi với Trung Quốc

Nhiều lo ngại rằng, đợt gia tăng mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư cá nhân ưa dùng đòn bẩy và đây cũng là nguyên nhân gây ra cú sụp đổ vào năm 2015..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ