Thị trường tài chính 24h: Giá vàng đảo chiều giảm sâu, Bitcoin tăng tốc

(ĐTCK) VN-Index hồi phục gần 14 điểm; Đưa 1 triệu tỷ đồng “vốn chết” quay lại nền kinh tế; Chọn chiến lược giao dịch thận trọng; Lọc cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới; IMF hạ dự báo tăng trưởng cho hầu hết các quốc gia…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 23/4 giảm 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 3,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 2,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra, hiện đứng ở mức 116,50 – 119,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 43,7 USD xuống mức 3.379,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về 3.300 USD, trước khi hồi phục lên 3.330 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 98,87 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.897 đồng/USD, tăng 20 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.781 – 26.141 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 84.700 USD lên 90.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng vọt và vượt 94.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,04 USD (+1,63%), lên 64,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,04 USD (+1,54%), lên 68,36 USD/thùng.

VN-Index tăng gần 14 điểm

Thị trường bứt tốc ngay khi mở cửa và vượt qua mốc 1.215 điểm, nhưng cũng rất nhanh đã hạ nhiệt sau đó do áp lực từ một số mã ngân hàng bị các quỹ ETF theo chỉ số VN30 bán ra để tái cơ cấu danh mục.

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chững lại và diễn biến chủ đạo là giằng co, rung lắc nhẹ quanh ngưỡng 1.210 điểm cho đến khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 23/4: VN-Index giảm 9,94 điểm (-0,82%), xuống 1.197,13 điểm; HNX-Index giảm 3,76 điểm (-1,78%), xuống 207,71 điểm; UpCoM-Index giảm 1,23 điểm (-1,35%), xuống 89,67 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên thứ Ba (22/4), khi một loạt các báo cáo kết quả kinh doanh tích cực và tín hiệu giảm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã giúp tâm lý giới đầu tư được cải thiện.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói rằng các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh có thể sẽ là "một cuộc đàm phán", ông tin rằng sẽ có một sự giảm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Kết thúc phiên 22/4: Chỉ số Dow Jones tăng 1.016,57 điểm (+2,66%), lên 39.186,98 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 129,56 điểm (+2,51%), lên 5.287,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 429,52 điểm (+2,71%), lên 16.300,42 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong ba tuần nhờ lực đẩy tâm lý từ phiên đêm qua trên Phố Wall, cũng như thông tin tức cực xung quanh đàm phán thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,89% lên 34.868,63 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,06% lên 2.584,32 điểm.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự kiến sẽ gặp nhau tại Washington trong tuần này là thông tin đáng chờ đợi nhất từ thị trường.

Trong đó, tỷ giá có thể là một trong những chủ đề chính. Đồng yên trong tuần này đã có lúc tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng so với đồng USD là tại 139,885 yên/USD.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co và đóng cửa giảm nhẹ, khi giới đầu tư lạc quan thận trọng về khả năng giảm leo thang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 3.296,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,07% lên 3.786,88 điểm.

Tổng thống Donald Trump nhận xét rằng thuế quan cuối cùng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc "sẽ không cao tới 145%", cho thấy một lập trường ít hung hăng hơn trong tương lai.

Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn hy vọng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp kích thích hơn nữa để giảm bớt tác động kinh tế của thuế quan hiện tại. Kỳ vọng bao gồm mở rộng chi tiêu của chính phủ và tăng phát hành trái phiếu để hỗ trợ tăng trưởng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ kỳ vọng về sự hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sau khi Tổng thống Donald Trump ám chỉ về việc giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Fed.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,37% lên 22.072,62 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,08% lên 8.116,28 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong ba tuần nhờ sự lạc quan ngày càng tăng xung quanh các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 38,92 điểm, tương đương 1,57%, lên 2.525,56 điểm.

Bộ trưởng Thương mại Ahn Duk Geun hôm nay đã cho biết rằng phái đoàn của Hàn Quốc sẽ tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng về thuế quan ô tô trong các cuộc đàm phán với các đối tác Mỹ vào ngày mai.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết ông tin rằng sẽ có sự giảm leo thang trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Kết thúc phiên 23/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 648,03 điểm (+1,89%), lên 34.868,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,40 điểm (-0,10%), xuống 3.296,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 510,30 điểm (+2,37%), lên 22.072,62 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 38,92 điểm (+1,57%), lên 2.525,56 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đưa 1 triệu tỷ đồng “vốn chết” quay lại nền kinh tế

Quy mô nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn đã lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng. Khó thu hồi nợ, các ngân hàng vừa không thể quay vòng vốn, vừa phải trả lãi cho người gửi tiền, vừa phải cắt một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro cho “cục nợ” khổng lồ này..>> Chi tiết

- Chọn chiến lược giao dịch thận trọng

Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ, trong đó có Việt Nam..>> Chi tiết

- Lọc cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Nhà đầu tư đang phải học cách để chấp nhận và làm quen với sự biến động liên tục và khó lường trong chính sách thuế quan của Mỹ, bởi thế xu hướng thị trường được dự báo sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố này..>> Chi tiết

- IMF hạ dự báo tăng trưởng cho hầu hết các quốc gia sau mức thuế quan cao kỷ lục của Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các quốc gia do tác động của thuế quan của Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong 100 năm và cảnh báo rằng căng thẳng thương mại gia tăng sẽ làm chậm lại tăng trưởng hơn nữa..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục