Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/1 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,85 – 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 10,4 USD xuống 1.844,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co nhẹ quanh ngưỡng 1.840 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,07% xuống 90,29 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.132 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,06 USD (-0,11%), xuống 52,85 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,10 USD (-0,18%), xuống 55,96 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index nhích nhẹ
Sau phiên sáng mất điểm nhẹ, thị trường bước vào phiên chiều với áp lực bán gia tăng, khiến VN-Index lùi về gần 1.180 điểm, tại đây, nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy, nhưng lại tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi các bluechip vẫn phân hóa. Điều này chỉ giúp VN-Index trồi nhẹ lên trên tham chiếu và đi ngang cho đến khi đóng cửa.
Nhóm bluechip có một vài điểm sáng như SSI +5,5%, VPB +3,1%, TCH +6,4%, STB +3,1%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ được nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền đáng kể nhất là cặp đôi ROS, HQC khi leo lên sắc tím, khớp 47,2 triệu và 33,1 triệu đơn vị
Một loại sắc tím khác có tại KBC, VOS, PET, VPI, AGR, BSI, EVG, TGG, FTS, BCG.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 21,76 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 898,16 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/1: VN-Index tăng 1,35 điểm (+0,11%), lên 1.187,4 điểm; HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,1%), xuống 222,27 điểm; UpCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,22%), xuống 77,75 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall có phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/1) ảm đạm khi giới đầu tư rơi vào trạng thái chờ đợi kế hoạch kích thích kinh tế chi tiết tiếp theo của Mỹ, còn Quốc hội bắt đầu phiên điều trần luận tội Tổng thống Donald Trump.
Kết thúc phiên 13/1, chỉ số Dow Jones giảm 8,22 điểm (-0,03%), xuống 31.069,47 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,65 điểm (+0,23%), lên 3.809,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 56,52 điểm (+0,43%), lên 13.128,95 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đóng tăng điểm nhờ đà hồi phục của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,85% lên 28.698,26 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,48% lên 1.873,28 điểm.
Các cổ phiếu liên quan đến chip dẫn đầu mức tăng, nhờ ảnh hưởng tích cực của cổ phiếu Intel trên phố Wall +7%, sau khi Intel cho biết sẽ thay thế CEO và dự báo tài chính trong quý IV tốt hơn dự kiến.
Theo đó, Nikon Corp tăng 7,21%, theo sau là Yaskawa Electric, tăng 5,3%, Murata Manufacturing Co tăng 0,84%, Fanuc Corp tăng 2,22%, SoftBank Group tăng 2,93%.
Chứng khoán Trung Quốc suy yếu, khi nước này báo cáo số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh nhất trong hơn 10 tháng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,91% xuống 3.565,90 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,93% xuống 5.470,46 điểm.
Thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường là Trung Quốc ghi nhận thêm 115 ca mắc Covid-19 trong ngày 12/1, con số cao nhất trong hơn 5 tháng.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp vào hôm qua tại tỉnh Hắc Long Giang. Chính quyền tỉnh với 37 triệu dân này yêu cầu mọi người không rời khỏi địa phận tỉnh nếu không có việc cần thiết.
Chứng khoán Hồng Kông tăng điểm, sau khi chính quyền của ông Trump quyết định hủy bỏ lệnh cấm đầu tư liên quan đến Alibaba và Tencent.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,93% lên 28.496,86 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,02% lên 11.299,17 điểm.
Cổ phiếu của Alibaba và Tencent lần lượt tăng 5% và 5,62%, sau khi chính quyền Trump tạm hoãn kế hoạch đưa các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này vào danh sách đen, cùng với Baidu.
Chứng khoán Hàn Quốc giằng co và kết phiên nhích nhẹ, khi giới đầu tư chủ yếu đứng ngoài chờ đợi bài phát biểu của chủ tịch Fed.
Các cổ phiếu lớn diễn biến trái chiều khi Samsung Electronics không đổi, trong khi SK Hynix giảm 1,9%, còn LG Chem và Naver lần lượt tăng 1% và 1,3%.
Kết thúc phiên 14/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 241,67 điểm (+0,85%), lên 28.698,26 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 32,75 điểm (-0,91%), xuống 3.565,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 261,26 điểm (+0,93%), lên 28.496,86 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 1,64 điểm (+0,05%), lên 3.149,93 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng lãi lớn nhờ dịch vụ
Đa dạng hóa nguồn thu nhập, tận dụng xu hướng số hóa và thanh toán không tiền mặt, mảng thanh toán trở thành một trong những động lực mới của ngành ngân hàng..>> Chi tiết
- Tìm nguồn tiền mới qua phát hành cổ phiếu
Đang xuất hiện một làn sóng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hay phát hành riêng lẻ cho cổ đông/nhà đầu tư mới..>> Chi tiết
- Chế tài chứng khoán: Cây gậy răn đe
Với quy định mới tại Luật Chứng khoán cũng như Nghị định 156/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán kể từ đầu năm 2021 lớn hơn trước rất nhiều..>> Chi tiết
- Tự sự của một nhà đầu tư nhân ba tài khoản trong năm 2020
Nếu coi đầu tư chứng khoán trong năm 2020 là một chuyến tàu Bắc - Nam, có người xuống rồi lại lên thì tôi kiên định tham gia suốt hành trình đó..>> Chi tiết
- Sợ thị trường bất ổn, Mỹ bỏ ý định đưa cổ phiếu của Alibaba, Baidu và Tencent vào danh sách đen
Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Tư (14/1), chính phủ Mỹ đã loại bỏ kế hoạch đưa Alibaba, Tencent và Baidu vào danh sách đen của Bộ Quốc phòng. Như vậy, người Mỹ sẽ tiếp tục được đầu tư vào các công ty này trên các sàn giao dịch chứng khoán..>> Chi tiết