Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền lớn vẫn đang chờ đợi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index mất gần 18 điểm; Người dân ngày càng ít gửi tiền vào ngân hàng; Những con số kỷ lục của thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm; Doanh nghiệp ngành phân phối ô tô khựng lại vì Covid-19; Chứng khoán châu Á đồng loạt điều chỉnh; Cuộc chiến nguồn cung đang treo lơ lửng trên thị trường dầu mỏ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền lớn vẫn đang chờ đợi

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/7 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,65 – 57,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,8 USD lên 1.807,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và chạm 1.815 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,10% xuống 92,66 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.204 đồng, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.910 - 23.110 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,61 USD (-0,81%), xuống 74,64 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,61 USD (-0,80%), xuống 75,88 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua về quanh 32.500 USD thì sang phiên hôm nay tiếp tục giảm và có thời điểm xuống gần 31.700 USD đã bật lên gần 32.500 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index đổ đèo

Trong phiên sáng, sau khi chớm xanh khi mở cửa, VN-Index đã quay đầu giảm mạnh về vùng hỗ trợ 1.276 - 1.280 điểm.

Bước vào phiên chiều, lực cung gia tăng ở nhóm ngân hàng, qua đó kéo VN-Index lao thẳng xuống ngưỡng 1.265 điểm.

Dù chỉ số nảy trở lại sau đó về gần 1.280 điểm khi đóng cửa, nhưng lực cầu bắt đáy ở các nhịp giảm rất thấp và thanh khoản dù tăng so với phiên hôm qua, nhưng vẫn ở mức dưới 20.000 tỷ đồng cho thấy dòng tiền lớn vẫn đang chờ đợi điều gì đó.

Nhóm trụ cột ngân hàng là gánh nặng lớn với VCB -1,55%, TCB -5,38%, VPB -3,91%, CTG -2,6%, VIB -6,9%, MBB -3,19%, ACB -3,5%, HDB -3,83%, STB -4,53%, TPB -5,17%, EIB -5,69%, OCB -4,73%.

Điều đáng chú ý, nhóm FLC tiếp tục tăng mạnh, với FLC +6,3%, ROS +3,68%, HAI +2,92%, AMD +6,2%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9,44 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 563,49 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/7: VN-Index giảm 17,6 điểm (-1,36%), xuống 1.279,91 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,15 điểm (+0,05%), lên 296,84 điểm; UPCoM-Index giảm 0,8 điểm (-0,93%), xuống 84,56 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (13/7) khi lo ngại lạm phát lại quay lại “ám ảnh” giới đầu từ.

Chỉ số CPI tháng 6 của Mỹ tăng vọt 0,9%, cao hơn nhiều so với mức 0,5% được giới chuyên gia dự báo và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/2008, sau khi tăng 0,6% trong tháng 5.

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI của Mỹ đã tăng 5,4%, mức kỷ lục kể từ 8/2008.

CPI lõi, không tính giá lương thực và năng lượng thường biến động mạnh, ghi nhận tăng 0,9% trong tháng 6, sau khi tăng 0,7% trong tháng 5. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi đã tăng 4,5%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/1991.

Kết thúc phiên 13/7, chỉ số Dow Jones giảm 107,39 điểm (-0,31%), xuống 34.888,79 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,42 điểm (-0,35%), xuống 4.369,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,59 điểm (-0,39%), xuống 14.7677,65 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh, sau hai phiên tăng mạnh liên tiếp trước đó.

Đóng cửa, chỉ số 225 mất 0,38% xuống 28.608,49 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,23% xuống 1.963,16 điểm.

Shoichi Arisawa, Giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities, cho biết: "Các nhà đầu tư đang chốt lời sau khi thị trường tăng mạnh. Mặc dù vậy, cho đến khi có kết quả kinh doanh quý II thì thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng".

Tại Nhật Bản, các cổ phiếu vận tải biển dẫn đầu sự sụt giảm, trong đó, Kawasaki Kisen giảm 4,14%, các nhà sản xuất săm lốp và hàng không cũng giảm, với Bridgestone giảm 3,87%, còn ANA Holdings và Japan Airlines giảm lần lượt 2,42% và 3,19%.

Đáng chú ý, Toho tăng 11,09% sau khi công ty điện ảnh và giải trí, một trong những ngành hưởng lợi từ việc người dân ở nhà nhiều hơn trong đại dịch Covid-19 cho biết, lợi nhuận hoạt động của họ gần như tăng gấp bốn lần trong quý vừa qua.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi sự hứng thú từ việc nới lỏng chính sách của Bắc Kinh tan biến, trong khi căng thẳng với Mỹ cũng góp thêm phần đè nặng lên tâm lý.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 1,07% xuống 3.528,50 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,15% xuống 5.083,08 điểm.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng vào đầu tuần này, được thúc đẩy bởi việc ngân hàng trung ương bất ngờ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) tại các ngân hàng thương mại.

Mặc dù vậy, việc cắt giảm RRR 50 điểm cơ bản và hỗ trợ tài chính “không có khả năng đủ để đảo ngược xu hướng tăng trưởng kinh tế chậm lại, vì lực cản từ lĩnh vực bất động sản là quá mạnh để bù đắp,” Ting Lu, Chiến lược gia tại Nomura viết.

Căng thẳng Trung –Mỹ gia tăng, sau khi Chính phủ Mỹ hôm thứ Ba đã tăng cường cảnh báo với các doanh nghiệp về những rủi ro của việc liên kết chuỗi cung ứng và đầu tư đến khu vực Tân Cương của Trung Quốc, với lý do lao động cưỡng bức và lạm dụng nhân quyền ở đó.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do lo lắng về việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại nổi lên, trong khi căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng cũng làm tổn thương tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Hang -Index giảm 0,63% xuống 27.787,46 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,48% xuống 10.065,07 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do mức tăng lạm phát lớn nhất trong 13 năm của Mỹ đã thúc đẩy việc đặt cược vào thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,2% xuống 3.264,81 điểm.

Kết thúc phiên 14/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 109,75 điểm (-0,38%), xuống 28.608,49 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,02 điểm (-1,07%), xuống 3.528,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 175,95 điểm (-0,63%), xuống 27.787,46 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 6,57 điểm (-0,20%), xuống 3.264,81 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Người dân ngày càng ít gửi tiền vào ngân hàng

Dòng tiền nhàn rỗi có xu hướng chảy mạnh vào chứng khoán, bất động sản… thời gian qua khi kênh gửi tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hấp dẫn vì lãi suất thấp kéo dài…>> Chi tiết

- Những con số kỷ lục của thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm

Trước sự ảnh hưởng của địa dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm vẫn có những bước tăng trưởng mạnh, lập kỷ lục lịch sử về điểm số, thanh khoản và số tài khoản mở mới...>> Chi tiết

- Doanh nghiệp ngành phân phối ô tô khựng lại vì Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố khiến đà hồi phục của ngành phân phối ô tô bị hãm lại, ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành đang niêm yết như HAX, CTF, SVC...>> Chi tiết

- 6 tháng đầu năm, khối lượng trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành giảm 55,5% so với cùng kỳ

Với khung pháp lý mới về trái phiếu doanh nghiệp, sau 6 tháng triển khai, thị trường trái phiếu doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng và có một số kết quả tích cực..>> Chi tiết

- Cuộc chiến nguồn cung đang treo lơ lửng trên thị trường dầu mỏ

Hôm thứ Ba (13/7), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng, thị trường dầu mỏ thế giới có khả năng sẽ tiếp tục biến động mạnh sau khi các cuộc đàm phán giữa các thành viên OPEC+ bị đổ vỡ và tạo ra tình thế bất lợi..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ