Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 12/5 không đổi chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,95 – 48,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 5,7 USD xuống 1.697,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục vào lên trên 1.707 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 13,5 USD lên 1.711,5 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,18% xuống 100,06 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.245 đồng, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 - 23.430 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,01 USD (+4,18%), lên 25,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,61 USD (+2,06%), lên 30,24 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp, khối ngoại mua ròng trở lại
Sau phiên sáng có phần thận trọng, dòng tiền đã trở nên tự tin hơn trong phiên chiều, bên cạnh đó, sự trợ lực từ một số mã lớn như VNM, PNJ cùng nhóm ngân hàng đồng thuận đã kéo VN-Index lên trên 835 điểm khi đóng cửa.
VNM +5% sau thông báo bắt đầu mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 21/5 đến 20/6.
Còn PNJ và TPB cùng tăng kịch trần +6,9% cùng nhiều buechip khác hỗ trợ thị trường như BVH +3,4%; PLX +2,8%; CTD +4,1; POW +2,5%; MBB +2,4%; TCB +2%...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HSG bỗng vọt lên sắc tím +7% và thanh khoản vươn lên dẫn đầu sàn với hơn 13,9 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu dệt may và thủy sản vẫn đứng vững từ phiên sáng, với hàng loạt mã tăng kịch trần đi kèm thanh khoản cao như TCM, MSH, GMC, CMX, ANV, ACL, TS4.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,18 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 68,48 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 12/5: VN-Index tăng 6,99 điểm (+0,84%), lên 835,32 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm (+0,18%), lên 111,78 điểm; UpCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,27%), lên 53,63 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall mở cửa phiên đầu tuần giao dịch thiếu tích cực sau thông tin, Đức, Hàn Quốc số ca nhiễm mới bất ngờ tăng mạnh khi các nước bỏ lệnh giãn cách xã hội, và thậm chí tại Vũ Hán, Trung Quốc cũng xuất hiện các ca nhiễm mới khiến giới đầu tư lo sợ về đợt bùng phát thứ 2.
Tuy nhiên về cuối phiên, với kỳ vọng nền kinh tế mở cửa trở lại đã giúp các chỉ số chính của phố Wall hồi phục dần, trong đó S&P và Nasdaq lấy lại được sắc xanh, còn Dow Jones hãm đà rơi.
Kết thúc phiên 11/5, chỉ số Dow Jones giảm 109,33 điểm (-0,45%), xuống 24.221,99 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,52 điểm (+0,02%), lên 2.930,32 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 71,02 điểm (+0,78%), lên 9.192,34 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giằng co và kết phiên dưới tham chiếu do lo ngại các làn sóng nhiễm virus corona mới làm suy yếu sự lạc quan gần đây về việc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,12% xuống 20.366,48 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,26% xuống 1.476,72 điểm.
Niềm tin của các nhà đầu tư đã được cải thiện khi nhiều chính phủ nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội và cố gắng mở cửa lại nền kinh tế, nhưng tin tức về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức, đã khiến sự lạc quan biến mất.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là Toyota Motor, giàm 2% sau khi cảnh báo lợi nhuận hoạt động có thể giảm gần 80% trong năm tài chính này.
Chủ tịch của Toyota Motor trả lời các phóng viên rằng, tác động của dịch Covid-19 này đối với Công ty sẽ lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Mặt khác, các cổ phiếu liên quan đến bán dẫn là một trong những ngành hoạt động tốt nhất với Sumco Corp tăng 3,3% và Awesomeest Corp tăng 2,3%, Tokyo Seimitsu tăng 3,2%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm giữa những do lo ngại về đợt nhiễm Covid-19 thứ 2 và chỉ số giá sản xuất giảm mạnh.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,11% xuống 2.891,56 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng không đáng kể lên 3.960,24 điểm.
Trung Quốc công bố chỉ số giá sản xuất (PPI), giá hàng hóa xuất xưởng trong tháng Tư đã giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Điều này càng khiến giới phân tích thêm lo ngại về triển vọng phục hồi tại nền kinh tế thứ hai thế giới sau đại dịch Covid-19.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, chủ yếu do tâm lý ngày một lo ngại về đợt sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2, sau khi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc báo cáo thêm nhiều trường hợp mới kể từ khi được dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,45% xuống 24.245,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,59% xuống 9.832,10 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm điểm, và cũng bởi những lo ngại gia tăng về làn sóng nhiễm Covid-19 thứ hai tại nước này và ở một số quốc gia khác trong bối cảnh nỗ lực mở lại nền kinh tế.
Hàn Quốc đã báo cáo có thêm 27 trường hợp nhiễm mới virus corona mới vào hôm nay, và nguy cơ rơi vào làn sóng lây nhiễm nhiễm thứ hai, sau khi nới lỏng các hạn chế vào tuần trước.
Kết thúc phiên 12/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 24,18 điểm (-0,12%), xuống 20.366,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,25 điểm (-0,11%), xuống 2.891,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 356,38 điểm (-1,45%), xuống 24.245,68 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 13,23 điểm (-0,68%), xuống 1.922,17 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thị trường chứng khoán mùa hè 2020 sẽ “thú vị”
Ngoài hiệu ứng “Bán trong tháng 5”, một hình thức vận động khác của thị trường giai đoạn này là “Thị trường mùa hè”, với nhiều ý nghĩa thực tế hơn trong việc giao dịch..>> Chi tiết
- Đừng để nhà đầu tư quá đói thông tin
Hoạt động đầu tư phải chịu rủi ro lớn về độ trễ thông tin, khi nhà đầu tư không nắm được thông tin kinh doanh và giải pháp mà doanh nghiệp thực hiện trong năm 2020..>> Chi tiết
- “Sell in May” năm nay đã khác
“Sell in May and go away” là một câu nói phổ biến trên thị trường chứng khoán nhưng thời điểm hiện tại lại không giống như các năm trước khi đại dịch đã làm thay đổi nhiều thứ trong năm nay..>> Chi tiết
- Quỹ đầu tư tư nhân không tránh được đại dịch
Trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu chao đảo vì nguy cơ suy thoái và đại dịch Covid-19 bóp nghẹt hoạt động sản xuất - kinh doanh, quy mô của các quỹ ETF bị thu hẹp và dòng vốn rút ra mạnh mẽ..>> Chi tiết
- Goldman Sachs dự báo nhu cầu dầu mỏ hồi phục theo hình chữ V
Goldman Sachs dự đoán nhu cầu dầu mỏ có thể hồi phục hình chữ V nhưng giá nhiên liệu xăng dầu vẫn đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực từ ngành du lịch..>> Chi tiết