Thị trường tài chính 24h: Đi tìm điểm đến của dòng tiền năm 2020

(ĐTCK) Dầu thô hạ nhiệt, vàng vẫn đứng ở mức cao; Ngân hàng ngoại trở lại với tài chính tiêu dùng nội; Nhận diện sớm thách thức trong đầu tư năm 2020;  Điểm đến của dòng tiền năm 2020 sẽ thay đổi; Tăng vốn ảo, nỗi đau còn đến bao giờ?; Chứng khoán châu Á phục hồi sau phiên giảm sâu hôm qua...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Đi tìm điểm đến của dòng tiền năm 2020

Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô

Giá vàng thế giới giao ngay sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 12,9 USD lên 1.565,2 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục tăng nhích lên 1.570 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt đôi chút vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 450.000 đồng/lượng chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 43,65 – 44,02 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,15% lên 96,82 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/1 được công bố ở mức 23.174 đồng, tăng 7 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.115 - 23.235 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ hạ nhiệt, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,32 USD (-0,51%), xuống 62,95 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,39 USD (-0,57%), xuống 68,51 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Nhóm cổ phiếu họ FLC thăng hoa

Tiếp đà hồi phục của phiên sáng, thị trường khởi sắc hơn trong phiên chiều, nhất là đà thăng hoa của ROS đã đưa VN-Index có thời điểm chạm gần 960 điểm, trước khi chịu áp lực đôi chút vào những phút cuối phiên.

Điểm tựa chính của thị trường là BID +2%; CTG +1,6%; VPB +2%; FPT +1,9%; PNJ +1,3%... Đặc biệt là ROS, khi tăng +6,7%, khớp hơn 13,52 triệu đơn vị và dư mua giá trần 30,76 triệu đơn vị.

Nhóm thị trường, nhờ ảnh hưởng của ROS mà các mã trong họ FLC cũng đồng loạt tăng mạnh như FLC +3; AMD +5,5; HAI +6,5%.

Trái lại, một số giảm xuống mức giá sàn như HAR, BCG, TNA, VCR, TNA, LMH. Trong đó, VCR và LMH vẫn “đói” thanh khoản và dư mua sàn, lần lượt 3,53 triệu và 1,72 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,24 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 74,85 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/1: VN-Index tăng 3,09 điểm (+0,32%), lên 958,88 điểm; HNX-Index tăng 0,18 điểm (+0,18%), lên 101,42 điểm; UpCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,21%), xuống 55,75 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Việc Mỹ không kích giết tướng Iran ở Iraq đã khiến giới đầu tư lo sợ đồng loạt bán ra trong phiên cuối tuần qua.

Nỗi lo này tiếp tục duy trì khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, nỗi lo này nhanh chóng được gạt qua một bên khi nhà đầu tư rót tiền trở lại với cổ phiếu đại gia công nghệ Alphabet và nhóm cổ phiếu internet, giúp phố Wall đảo chiều tăng điểm.

Kết thúc phiên 6/1, chỉ số Dow Jones tăng 68,50 điểm (+0,24%), lên 28.703,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,43 điểm (+0,35%), lên 3.246,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 50,70 điểm (+0,56%), lên 9.071,46 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục khá mạnh, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng, do các nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm khi không có thêm động thái leo thang căng thẳng mới giữa Mỹ và Iran.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 đtăng 1,0% lên 23.575,72 điểm. Topix tăng 1,62% lên 1.725,05 điểm.

Một loạt cổ phiếu tăng mạnh, với 90% sô mã trên bảng điên tử đóng cửa trong sắc xanh, tỷ lệ cao nhất kể từ ngày 5/9/2019.

Nhóm cổ phiếu công nghệ đã được mua mạnh sau khi các mã cùng ngành trên phố Wall đêm qua vượt trội với  Sony Corp tăng 3,2%, Fujitsu tăng 2,83%;  trong khi Yokogawa Electric và FujiFilm Holding đều tăng 5,6%.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và dịch vụ cũng tăng mạnh với  Seven & I Holdings và Recruit Holdings cùng tăng hơn 2%

Chứng khoán Trung Quốc leo lên mức cao nhất trong 8 tháng qua, nhờ những hy vọng về triển vọng thương mại với Mỹ sáng sủa hơn, trong khi những lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,69% lên 3.104,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip của nước này tăng 0,75% lên 4.160,23 điểm.

Năng lượng là ngành duy nhất giảm, sau khi gia dầu thô hạ nhiệt với chỉ số theo dõi giảm 0,79%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng nhẹ nhờ giới đầu tư toàn cầu thở phào vì căng thẳng ở Trung Đông không có thêm bước leo thang mới nào.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,34% lên 28.322,06 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,3% lên 11.198,75 điểm.

Chỉ số phụ ngành năng lượng giảm 0,6%, phản ánh sự sụt giảm của giá dầu sau khi các nhà phân tích tiết lộ một cuộc xung đột Trung Đông sẽ ít có khả năng leo thang.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng trở lại, bù đắp phần lớn cho tổn thất trong phiên trước đó, khi lo ngại về một cuộc xung đột toàn diện giữa Mỹ và Iran giảm xuống.

Kết thúc phiên 7/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 370,86 điểm (+1,60%), lên 23.575,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,39 điểm (+0,69%), lên 3.104,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 95,87 điểm (+0,34%), lên 28.322,06 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 20,47 điểm (+0,95%), lên 2.175,54 điểm. 

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng ngoại trở lại với tài chính tiêu dùng nội

Các dự báo đưa ra, năm 2020 sẽ là năm tài chính - tiêu dùng bùng nổ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể rộng cửa cho vay, nhất là khi mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân tại một số ngân hàng trong nước hiện đang có chiều hướng nhích lên do cơ cấu lại nguồn vốn..>> Chi tiết

Nhận diện sớm thách thức trong đầu tư năm 2020

Trái ngược với sự khởi sắc của nền kinh tế, thị trường chứng khoán năm 2019 không có chuyển động bứt phá về điểm số và thanh khoản, thậm chí diễn biến ngược xu hướng quốc tế..>> Chi tiết

Điểm đến của dòng tiền năm 2020 sẽ thay đổi

Thị trường chứng khoán có hai phiên mở đầu năm 2020 không quá tệ. Tâm điểm đầu tư năm nay đang được nhìn nhận sẽ có sự thay đổi..>> Chi tiết

Tăng vốn ảo, nỗi đau còn đến bao giờ?

Tăng vốn ảo gắn liền với thao túng chứng khoán vẫn là vấn đề nhức nhối trên thị trường vốn trong nước..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục