Thị trường tài chính 24h: Dấu ấn khối ngoại

(ĐTCK) VN-Index phục hồi mạnh; Đạo đức nghề nghiệp ngân hàng: Không có quy trình, nhưng vẫn có thể đào tạo; Tháng 11, HNX sẽ vinh danh các doanh nghiệp quản trị tốt 2017; Nội dung nào doanh nghiệp buộc phải triệu tập ĐHCĐ? Việt Nam ngày càng phụ thuộc than nhập khẩu; Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm, Chứng khoán Nhật vẫn tiếp tục thiết lập kỷ lục...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet Ảnh Internet

Vn-Index tăng trở lại

Dư âm của phiên lao dốc hôm qua tiếp tục khiến VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa.

Sau khi lùi về ngưỡng 815 điểm, lực cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động, trong khi cung giá thấp được tiết giảm, giúp VN-Index tăng trở lại.

Dù vậy, đà tăng của thị trường không ổn định khi động lực tăng là nhóm cổ phiếu bluechips phân hóa mạnh.

Diễn biến phân hóa tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch chiều khiến động lực chẳng thể cải thiện.

Trong đợt khớp lệnh ATC, dù lực cầu không mạnh, nhưng cũng đủ giúp kéo nhóm VN30 tâng, qua đó giúp VN-Index vọt lên theo, đóng cửa ở mức cao nhất ngày.

Ngoài điểm nhấn thỏa thuận, VNM cũng là cổ phiếu đóng góp lớn trong phiên tăng này của VN-Index, cùng với GAS và ROS.

ROS và GAS đã tăng mạnh từ đầu phiên, với sắc tím của ROS và mức tăng 2,3% của GAS.

Việc SAB tăng 0,7% cùng với một loạt mã vốn khác như SAB, VIC, VCB, HPG phần nào lý giải cho cú “bốc đầu” cuối phiên của VN-Index.

Ngược lại, các mã BID, CTG, PLX, NVL, VPB, HSG, DHG, SSI, KBC… đồng loạt giảm điểm.

Sự tích cực cũng trở lại với nhiều cổ phiếu bất động sản xây dựng như FLC, HQC, HAR, LDG, HBC…, trong khi sắc tím đã xuất hiện tại LCG, IJC.

FLC dẫn đầu thanh khoản với 25,5 triệu đơn vị được sang tên, vượt trội so với mã đứng sau HQC với chỉ hơn 5 triệu đơn vị.

Trong khi đó, HAI tiếp tục giảm sàn với 3,89 triệu đơn vị được khớp, trong khi HAR đóng cửa tăng 3,11% với 2,49 triệu đơn vị được khớp. 

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,6 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 32,97 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,46 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,14 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,58 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 27,42 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/10: VN-Index tăng 5,2 điểm (+0,63%), lên 825,24 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm (+0,42%), lên 106,69 điểm; UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,92%), xuống 53,29 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.882 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên tăng cao để thiết lập kỷ lục mới trong phiên cuối tuần trước nhờ thông tin Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch cắt giảm 6.000 tỷ USD tiền thuế của Tổng thống Donald Trump, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới sau thông tin liên minh đảng cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bẩu cử diễn ra hôm 22/10.

Đà tăng được duy trì trong suốt phiên sáng, nhưng sau đó đã quay đầu giảm trở lại trong phiên chiều do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp.

Cụ thể cổ phiếu của đại gia công nghệ General Electric giảm 6,3% sau khi các công ty phân tích giảm mục tiêu giá do khả năng cắt giảm cổ tức của tập đoàn này khá cao.

Kết thúc phiên 23/10, chỉ số Dow Jones giảm 54,67 điểm (-0,23%), xuống 23.273,96 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,23 điểm (-0,40%), xuống 2.564,98 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 42,23 điểm (-0,64%), lên 6.629,05 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tiếp tục tăng phiên 16 liên tiếp, khi xuất hiện lực mua lớn đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nikkei tuy giảm trong phiên sáng nhưng kết thúc ngày vẫn tăng 0,5% lên 21.805,17 điểm.

Đô la tăng 0,1% lên 113,55 tyên, tiến gần đến mức cao nhất trong ba tháng là 114,1 yên/USD.

Chihiro Ohta, Tổng giám đốc nghiên cứu đầu tư tại SMBC Nikko Securities cho biết: "Hy vọng vào sự hồi phục kinh tế toàn cầu và sức mạnh của cổ phiếu Mỹ đang làm cho các Công ty quản lý quỹ hào phóng mua vào đối với các cổ phiếu Nhật Bản.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn bao gồm các nhà xuất khẩu tăng điểm, với Toyota Motor Corp tăng 0,7%, Murata Manufacturing tăng 1,8% và Nintendo tăng 0,9%.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cũng thu hút người mua, với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,6% và Mizuho Financial Group tăng 1,2%.

Yaskawa Electric Corp, một trong những công ty đầu tiên báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm, đã giảm 3,6% và là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất tính về giá trị.

Các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc đạt mức cao 26 tháng, dẫn đầu bởi các cổ phiếu cơ sở hạ tầng và bất động sản, khi các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái với chính sách kinh tế khi Đại hội Đảng Cộng sản kết thúc.

Theo Shanghai Securities News, khoảng 100 công ty niêm yết ở Thượng Hải đã công bố lợi nhuận quý thứ III, với tổng lợi nhuận ròng tăng trung bình 47% so với năm ngoái.

Chỉ số CSI300 Blue-chips tăng 0,7% lên 3.959,40 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,2% lên 3.388,25 điểm.

Thị trường cũng "phấn khởi" khi các  giao dịch cổ phiếu hạng A đã được ổn định trước và trong Đại hội Đảng cộng sản nước này.

Các cổ phiếu hầu hết tăng lên, được dẫn dắt bởi các cổ phiếu cơ sở hạ tầng và bất động sản. Các cổ phiếu này đã tăng trở lại sau những lo ngại gần đây về việc Bắc Kinh nới lỏng cơ chế thị trường nhà đất trong thời gian tới.

Công ty Công nghệ Fangda đã tăng thêm 1,9% sau khi lợi nhuận ròng của nhà sản xuất thép tăng hơn gấp đôi trong quý III.

Chứng khoán Hồng Kông đi xuống phiên thứ 2 liên tiếp do có dấu hiệu thanh khoản sụt giảm.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,5%, xuống còn 28.154,97, trong khi chỉ số Trung Quốc giảm 0,7% xuống còn 11.405,55 điểm.

Tỷ giá cố định liên ngân hàng 3 tháng của Hồng Kông tăng lên mức cao nhất trong năm và tỷ lệ 1 tháng cũng tăng lên.

Trên thị trường chứng khoán, gần như tất cả các ngành đều giảm.

Lĩnh vực tiêu dùng giảm 1,3%, trong khi chỉ số phụ của ngành công nghiệp mất  1%, khiến họ trở thành những doanh nghiệp chịu mất mát nhiều nhất trong phiên.

Kết thúc phiên 24/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 108,52 điểm (+0,50%), lên 21.805,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 150,91 điểm (-0,53%), xuống 28.154,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,55 điểm (+0,22%), lên 3.388,25 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,30 - 36,52 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.469 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Đạo đức nghề nghiệp ngân hàng: Không có quy trình, nhưng vẫn có thể đào tạo

Ở Nhật Bản, môn Nghiên cứu xã hội (Socical Studies), hay còn gọi là môn Đức dục hoặc Đạo đức là môn học quan trọng thứ hai chỉ sau môn “Tiếng Nhật” và đứng trên mọi môn học khác..>> Chi tiết

Tháng 11, HNX sẽ vinh danh các doanh nghiệp quản trị tốt 2017

 70% doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tách biệt chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc..>> Chi tiết

Nội dung nào doanh nghiệp buộc phải triệu tập ĐHCĐ?

Những nội dung nào doanh nghiệp buộc phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xin ý kiến, mà không được lấy ý kiến bằng văn bản?..>> Chi tiết

Từ một quốc gia xuất khẩu than hàng đầu, Việt Nam ngày càng phụ thuộc than nhập khẩu

1,03 tỷ USD là tổng lượng ngoại tệ cả nước đã chi ra để nhập khẩu than phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước, với sản lượng lên tới 10,4 triệu tấn..>> Chi tiết

Morris Chang - Doanh nhân quyền lực được ngưỡng mộ nhất Đài Loan

Cuộc thăm dò này cho thấy, tỷ phú 86 tuổi được đánh giá cao trong mắt các nhân công bởi triết lý kinh doanh, phong cách quản lý của ông cũng như tình hình hoạt động hiệu quả với khả năng sinh lời cao của tập đoàn mà ông sở hữu..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục