Thị trường tài chính 24h: Đảo chiều

(ĐTCK) VN-Index giảm trở lại; Ngân hàng lạc quan với quý đầu năm; Chứng khoán tháng 4, kỳ vọng dòng vốn ngoại; Chuyện doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng; Nâng hạng thị trường: Khoảng hụt về lượng và chất; Chứng khoán châu Á chững lại; Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục đón nhận các tin tức xấu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Đảo chiều

VN-Index đảo chiều giảm điểm

Trong phiên sáng, VN-Index tăng khá mạnh khi mở cửa, nhưng lực cung gia tăng đã khiến chỉ số hạ nhiệt lui về vùng 990 điểm.

Bước sang phiên chiều, lực cung gia tăng mạnh đã kéo VN-Index rơi gần như theo chiều thẳng đứng xuống ngưỡng 985 điểm trước khi nảy trở lại. Tuy nhiên, trong đợt ATC, lực bán gia tăng một lần nữa đẩy VN-Index đóng cửa với sắc đỏ.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất chỉ có 3 mã giữ được sắc xanh nhạt. Trong đó, giảm mạnh nhất là BID, mất 1,97% xuống 34.800 đồng. SAB giảm 1,48% xuống 246.000 đồng, còn lại giảm nhẹ dưới 0,5%.

Nhiều bluechip khác cũng giảm giá, trong đó các mã ngân hàng giảm khá mạnh.

Cụ thể, CTG giảm 1,12% xuống 22.000 đồng, HDB giảm 2,54% xuống 28.800 đồng, STB giảm 1,61% xuống 12.200 đồng, EIB giảm 2,33% xuống 16.800 đồng, TPB giảm 1,55% xuống 22.250 đồng, VPB giảm 0,49% xuống 20.150 đồng. Ngoại trừ, MBB đi ngược, khi tăng 0,22% lên 22.450 đồng.

Nhóm dầu khí, dù phiên sáng có mức tăng khá tốt nhờ phản ứng với diễn biến tăng mạnh của giá dầu thô thế giới, nhưng trong phiên chiều, áp lực cung đã đẩy GAS và PLX quay đầu giảm giá. Tuy nhiên, PVD tăng 1,09% lên 18.600 đồng/

Nhóm cổ phiếu nhỏ phân hóa, nhưng biên độ dao động giá không lớn, chốt phiên cũng chỉ tăng/giảm nhẹ. Trong đó, ITA là mã có giao dịch sôi động nhất với 11,6 triệu đơn vị được khớp.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 3,56 triệu đơn vị. Tổng giá trị tương ứng 259,98 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 124.150 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,72 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 161.290 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 12,24 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/4: VN-Index giảm 2,72 điểm (-0,28%), xuống 985,81 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,22%), xuống 107,48 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,29%), xuống 57,1 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Theo cuộc khảo sát độc lập của Reuters, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 của Trung Quốc là 50,8 điểm, vượt con số dự báo 49,9 điểm. PMI trên 50 thể hiện hoạt động sản xuất mở rộng và ngược lại.

Tiếp đó, dữ liệu kinh tế Mỹ công bố cũng cho thấy, sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 3 cũng tốt hơn dự kiến, giúp các nhà đầu tư bỏ qua dữ liệu bán lẻ yếu kém của tháng 2.

Dữ liệu kinh tế của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa công bố giúp giải tỏa bớt nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cùng với dữ liệu kinh tế tích cực, nhà đầu tư cũng nhận tin vui về triển vọng của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang có tiến triển tốt, giúp phố Wall có phiên giao dịch khởi sắc.

Ngoài ra, cổ phiếu ô tô cũng có phiên tăng mạnh sau khi Trung Quốc quyết định tiếp tục trì hoãn áp thuế bổ sung với xe và phụ tùng xe nhập khẩu của Mỹ sau ngày 1/4.

Kết thúc phiên 1/4, chỉ số Dow Jones tăng 329,74 điểm (+1,27%), lên 26.258,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,79 điểm (+1,16%), lên 2.867,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 99,59 điểm (+1,29%), lên 7.828,91 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh nhẹ, khi nhóm cổ phiếu phòng thủ  mất điểm đã được bù đắp phần lớn bởi nhóm cổ phiếu tài chính, sau khi trái phiếu Mỹ tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,02% xuống 21.505,31 điểm. Topix giảm 0,3% xuống 1.611,69 điểm.

Một số nhà phân tích cho rằng, các nhà đầu tư đã khá phấn khích khi chỉ số vọt lên trên mức cao nhất 1 tháng từ sáng sớm, do nhận hiệu ứng tích cực từ phố Wall đêm qua, Nhưng với việc Nikkei 255 tiến gần đến mức kháng cự 21.860 điểm, việc chốt lời là điều đương nhiên.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu phòng thủ bị bán với Tokyo Electric Power Co giảm 3,5%, Mitsui Fudosan giảm 2,4% và Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản giảm 2,6%.

Trái lại, nhóm cổ phiếu chu kỳ được mua vào với Shipper Mitsui OSK Lines tăng 1,3%, nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp tăng 4,5% và Yaskawa Electric tăng 2,6%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm ủa Mỹ đã tăng gần 9 điểm cơ bản, lớn nhất từ ngày 4/1 cũng đã hỗ trợ nhóm cổ phiếu tài chính với  Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,7%, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui tăng 1,5%, và Dai-ichi Life Holdings tăng 2,8%.

Ở một số nơi khác, Nhà sản xuất thiết bị nấu ăn Zojirush giảm 2%, sau khi báo cáo lợi nhuận hoạt động giảm 35,6%, xuống còn 3.069 tỷ yên (27,56 triệu USD), cho quý vừa qua.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đà đi lên, và chạm mức cao nhất trong 10 tháng qua, sau khi giới đầu tư vui mừng với chỉ số PMI tháng 3 và duy trì sự lạc quan về việc nới lỏng chính sách, cũng như đàm phán thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,2% lên 3.176,82 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 22/5/2018.

Tuy nhiên, chỉ số CSI300 bluechip lại giảm nhẹ 0,07% xuống 3.971,29 điểm. Mặc dù vậy, CSI300 đã tăng gần 32% trong năm nay.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,16%, ngành tiêu dùng giảm 1,06%, bất động sản mất 0,44% và y tế giảm 0,83%.

Cổ phiếu A của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi một số yếu tố, bao gồm: Dữ liệu sản xuất cao hơn dự đoán được công bố vào ngày hôm qua (PMI); triển vọng tích cực cho cuộc đàm phán thương mại và tăng trưởng tín dụng, và việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sắp xảy ra, Gao Ting, Chiến lược gia tại UBS Securities, cho biết.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là AVIC Capital Co Ltd, tăng 10,08%; Dalian Thermal Power Co Ltd, tăng 10,07% và Asian Star Chain Chain Co Ltd Giang Tô, tăng 10,04%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Hangzhou TianMuShan Pharmaceutical Enterprise Co Ltd, giảm 9,99%; anjing Xinjiekou Department Store Co Ltd, mất 6,12% và Zhejiang Jiecang Linear Motion Technology Co Lt, giảm 5,35%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng cũng đủ giúp chỉ số chính leo lên mức cao nhất trong chín tháng, nhờ dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,21% lên 29.624,67 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 20/6/2018.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,09% xuống 11,546,66 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,5%, ngành CNTT tăng 0,19%, tài chính tăng 0,32% và bất động sản giảm 0,36%.

Tâm lý nhà đầu tư được xoa dịu thêm bởi tin tức rằng, cả Mỹ và Trung Quốc đã báo cáo có tiến triển mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại.

Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng cao nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd, tăng 4,06%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Mengniu Dairy Co Ltd, giảm 2,05%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt có Dongfeng Motor Group Co Ltd tăng 3,6%, Huaneng Power International Inc, tăng 2,64% và China Tower Corp Ltd, tăng 2,16%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 5,56%; China Railway Group Ltd, giảm 3,3% và Huatai Securities Co Ltd, giảm 2%.

Kết thúc phiên 2/4:  Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 3,72 điểm (-0,02%), xuống 21.505,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,46 điểm (+0,20%), lên 3.178,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 62,65 điểm (+0,21%), lên 29.624,67 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,33 - 36,51 triệu đồng/lượng, giảm thêm 30.000 đồng/lượng đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.976 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng lạc quan với quý đầu năm

Đến thời điểm này, chưa ngân hàng nào tiết lộ cụ thể hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được cấp, song nhiều ngân hàng tỏ ra lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2019 khi đạt kết quả tích cực ngay từ đầu năm..>> Chi tiết

Chứng khoán tháng 4, kỳ vọng dòng vốn ngoại

Giá trị giao dịch bình quân trên HOSE trong quý I/2019 đạt mức thấp, chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng/phiên, thấp hơn 24% so với bình quân năm 2018. Điểm tích cực là khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng, tổng giá trị mua ròng trong quý I/2019 trên HOSE đạt hơn 5.000 tỷ đồng..>> Chi tiết

Chuyện doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng

Mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2019 khá thận trọng..>> Chi tiết

Nâng hạng thị trường: Khoảng hụt về lượng và chất

Việt Nam được FTSE Rusell thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi hạng 2, tuy nhiên tổ chức được đánh giá là “quyền lực hơn” và có tác động mạnh mẽ hơn là MSCI (Morgan Stanley Capital International) lại chưa đưa thị trường Việt Nam vào danh sách nâng hạng. Vậy bao giờ TTCK Việt Nam mới có thể lên bậc cao hơn?..>> Chi tiết

Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục đón nhận các tin tức xấu

Giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 3/2019 chỉ tăng 1,4%, so với mức 1,5% của tháng trước đó và cách xa mức mục tiêu "ngay dưới 2%" mà ECB đề ra..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục