Thị trường tài chính 24h: Cửa hạ lãi suất hẹp dần

(ĐTCK) VN-Index lấy lại ngưỡng 960 điểm; Tỷ giá tăng, cơ hội hạ lãi suất giảm; Cửa sáng cổ phiếu ngành điện; Cách nào để TTCK Việt Nam sớm nâng hạng?;  Ván bài của Yeah1 có gì khi đầu tư vào Netlink?; Chứng khoán Châu Á hồi phục mạnh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index hồi nhẹ trở lại

Trong phiên sáng, thị trường giằng co trong biên độ hẹp quanh tham chiếu do nhà đầu tư tỏ rất thận trọng trước các phiên giảm liên tiếp trước đó, đặc biệt là những đợt kéo xả cuối phiên khiến nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay.

Bước vào phiên chiều, sự thận trọng tiếp tục khiến thị trường giằng co nhẹ. Tuy nhiên, về cuối phiên, dòng tiền hoạt động tích cực hơn, giúp VN-Index đảo chiều, đóng cửa phiên cuối tuần trong sắc xanh nhạt.

Đà tăng của VN-Index nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn, đặc biệt là VHM khi tăng 2,18%, lên 112.400 đồng, trong khi VIC,VNM cũng về tham chiếu.

Một số mã khác như VCB, GAS, SAB, BID cũng hỗ trợ tốt, trong đó SAB + 2,78%, lên 225.500 đồng.

Trong nhóm ngân hàng, tích cực nhất phải kể đến HDB khi tăng tới 4,48%, lên 36.150 đồng. TPB tăng 1,85%, lên 27.500 đồng, trong khi VPB giảm 2,71%, xuống 28.700 đồng, còn các mã khác chỉ biến động nhẹ quanh tham chiếu.

Dòng tiền hôm nay vẫn hướng vào nhóm cổ phiếu nhỏ khi mã có thanh khoản tốt nhất là HAG với 7,55 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,2%, lên 5.210 đồng.

 Ngoài HAG, FLC cũng có thanh khoản tốt với hơn 5 triệu đơn vị được khớp, đứng sau HPG (5,17 triệu đơn vị), đóng cửa tăng nhẹ 1 bước giá, lên 5.060 đồng.

Trong khi đó, YEG sau 3 phiên tăng trần khi chào sàn đã quay đầu giảm sàn 319.000 đồng với 1.800 đơn vị được khớp và còn dư bán sàn.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 3,68 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 282,84 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 365.000 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 2,77 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 85.520 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 14,81 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/6: VN-Index tăng 3,43 điểm (+0,36%), lên 960,78 điểm;  HNX-Index giảm 0,55 điểm (-0,52%), xuống 106,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,63%), lên 51,97 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.799 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên giảm khá mạnh hôm thứ Tư do lo ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ và đà đảo chiều của nhóm cổ phiếu tài chính trước kết quả kiểm tra của Fed với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Kết thúc phiên 28/6, chỉ số Dow Jones tăng 98,46 điểm (+0,41%), lên 24.216,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,68 điểm (+0,62%), lên 2.716,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 58,60 điểm (+0,79%), lên 7.503,68 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản diễn biến tương tự phiên hôm qua, khi kịp vọt nhẹ lên trên tham chiếu về cuối phiên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,15% lên 22.304,51 điểm, chỉ số này đã giảm 1,4% trong tuần. Topix tăng 0,23% lên 1.730,89 điểm.

Cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh với Screen Holdings giảm 7,5% và Tokyo Electron giảm 1,2%. Nhà sản xuất sản phẩm silicon Shin-Etsu Chemical giảm 1,4%.

Phiên hôm nay, Sharp Corp đã tăng hơn 15% lên mức cao nhất trong 2 tuần và là cổ phiếu tăng điểm lớn nhất trên bảng điện tử, sau khi tuyên bố hủy bỏ kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu giá trị lên tới 2 tỷ USD.

Sharp lần đầu tiên công bố kế hoạch phát hành thêm vào ngày 5/6 vừa qua, và cho biết sẽ dùng số tiền thu được để mua lại cổ phiếu ưu đãi đã được phát hành cho các ngân hàng để trả khoản cứu trợ tài chính trong năm 2015. Cổ phiếu Sharp giảm 21% kể từ thông báo này.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm phiên đầu tiên kể từ khi Ngân hàn Trung ương nước này tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng hơn 2% lên 2.847,42 điểm. Tuy nhiên chỉ số này đã giảm 8% trong tháng 6, và có mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2016. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,55% lên 3.510,98 điểm.

Thị trường tăng mạnh sau thông báo từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) hôm thứ Năm rằng sẽ giảm bớt các hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số ngành, kể cả nông nghiệp và ngân hàng, một động thái được xem là nỗ lực để xoa dịu căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 28/7.

Phiên hôm nay, tất cả các ngành đều tăng, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, công nghệ, hàng tiêu dùng và viễn thông, tất cả đều tăng hơn 2,5%.

China National Software & Service tăng kịch trần 10% và Shanghai Golden Bridge InfoTech cũng tăng 10%. Goke Microelectronics.

Tỷ giá USD/Nhân dân tệ CNH đã tăng 3,4% trong tháng này, đưa đồng bạc xanh ghi nhận mức tăng lớn nhất so với đồng Nhân dân tệ kể từ tháng 8/2105.

CHứng khoán Hồng Kông cũng tăng mạnh trở lại với tâm lý được trấn an từ Đại lục, khi Trung Quốc sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đóng cửa, Hang Seng Index tăng hơn 1,6% lên 28.955,11 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này đã mất 6,5% trong tháng 6, và tính từ đầu năm là 4,8%, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,88% lên 11.073,00 điểm.

Nhiều thông tin cho biết Xiaomi đã định giá 2,18 tỷ cổ phiếu để IPO ở mức 17 HKD/cổ phiếu. Trước đây Xiaomi từng đưa ra mức giá đề xuất cho cổ phiếu của mình trong khoảng 17-22 HKD/cổ phiếu.

Do vậy, với giá cổ phiếu ở mức thấp nhất trong phạm vi đề xuất, Xiaomi hiện được định giá khoảng 54 tỷ USD, tức chỉ bằng một nửa so với mục tiêu ban đầu của hãng này.

Việc bán cổ phần được xem là một thử nghiệm tâm lý thị trường cho những thương vụ IPO lớn khác trong nửa cuối năm ở Hồng Kông, trong đó có China Tower nhà khai thác di động lớn nhất thế giới, và Meituan Dianping, dịch vụ giao hàng thực phẩm trực tuyến lớn.

Tuy nhiên, thời gian niêm yết của nó sẽ phụ thuộc phần nào vào việc đợt IPO Xiaomic có thành công hay không.

Kết thúc phiên 29/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 34,12 điểm (+0,15%), lên 22.304,51 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 457,79 điểm (+1,61%), lên 28.955,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 60,52 điểm (+2,17%), lên 2.847,42 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.990 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,61 - 36,80 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.650 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 22.990 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tỷ giá tăng, cơ hội hạ lãi suất giảm

Ngày 27/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 22.640 đồng, tăng 15 đồng so với ngày 26/6. Như vậy, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng tổng cộng trên 50 đồng so với đầu năm..>> Chi tiết

Cửa sáng cổ phiếu ngành điện

Tiêu thụ điện trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh dự kiến góp phần giúp các doanh nghiệp ngành điện ghi nhận lợi nhuận khả quan. Nhóm cổ phiếu ngành điện đang trong xu hướng giảm, kỳ vọng sẽ khác khi doanh nghiệp chính thức công bố kết quả 6 tháng..>> Chi tiết

Cách nào để TTCK Việt Nam sớm nâng hạng?

Theo các tiêu chí của thị trường mới nổi của MSCI, TTCK Việt Nam thực tế đã đạt được các tiêu chuẩn mà MSCI đưa ra về mặt định lượng..>> Chi tiết

Ván bài của Yeah1 có gì khi đầu tư vào Netlink?

Từ năm 2017 đến đầu năm 2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG) tăng vốn điều lệ hơn 1,73 lần, từ mức 100 tỷ đồng lên 273,7 tỷ đồng. Số tiền này được dùng phần lớn vào việc góp vốn tại 2 doanh nghiệp. Vậy, Yeah1 có bị rủi ro về mặt hiệu quả kinh doanh?..>> Chi tiết

Doanh nghiệp cao su đi bước lùi

Giá cao su đang ở mức thấp kỷ lục kể từ tháng 10/2016 trở lại đây, chỉ còn 1,57 USD/kg. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp ngành cao su tỏ ra thận trọng hơn khi đưa ra các kế hoạch kinh doanh..>> Chi tiết

Chứng khoán Trung Quốc bước vào đà giảm

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bước vào chu kỳ giá giảm (bear market), với các loại chứng khoán giảm giá một cách liên tục và kéo dài, trong bối cảnh các mối lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Đại lục gia tăng..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục