- VN-Index giảm nhẹ
Trong 2 tuần qua, tâm điểm của thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản với thông tin về kết quả kinh doanh khả quan, đã liên tục tăng mạnh.
Đáng kể nhất là QCG đã có chuỗi tăng từ mức dưới 4.000 đồng, leo lên mức 15.150 đồng trong phiên hôm nay khi lượng dư mua trần vẫn đang rất lớn.
Dù đã có những cảnh báo của các chuyên gia về việc nhóm cổ phiếu bất động sản đang có dấu hiệu tăng nóng và có nguy cơ điều chỉnh trở lại.
Tuy nhiên, dòng tiền vẫn không ngừng gia tăng chảy vào nhóm này.
Bước vào phiên đầu tuần mới, 3 mã lớn nhất thị trường là VIC, ROS và NVL lại giảm giá, khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ trong phiên sáng nay.
Bước vào phiên giao dịch chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh ồ ạt vào các mã bất động sản, giúp hàng loạt mã khác cũng tăng trần theo FLC, HQC, QCG, SCR, TDH, VCG… trong phiên sáng, như HDC, IDI, LHG, UDC, CDO.
Con sóng của nhóm bất động sản đã lan ra các mã khác trong phiên chiều, giúp nhiều mã khác cũng tăng trần theo như SHI, SHA, ANV, HAI trên HOSE, hay ACM, PVX, CMI, DCS, KSQ, SPI, SSM, VC6… trên HNX.
Xét về thanh khoản, FLC, HQC, SCR, DXG và DLG vẫn là những mã có thanh khoản lớn nhất với tổng khối lượng khớp đạt lần lượt 26,15 triệu đơn vị, 19,2 triệu đơn vị, 8,65 triệu đơn vị, 6,98 triệu đơn vị và 6,84 triệu đơn vị.
Trong đó, ngoại trừ DXG không có sắc tím, 4 mã còn lại đều đang còn dư mua giá trần rất lớn.
HAI cũng đã được kéo thẳng lên mức giá trần 4.010 đồng trong phiên chiều với tổng khớp 2,36 triệu đơn vị và còn dư mua trần lớn.
Trong khi đó, sức ép đè nặng lên thị trường vẫn đến từ các mã lớn như VNM, nhóm ngân hàng, dầu khí, bia, VIC, NVL, ROS…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 2,47 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 17,19 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán mua ròng 212.174 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,29 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 89.600 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,61 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/5, VN-Index giảm 0,02 điểm (-0,00%), đứng ở mức 725,35 điểm; HNX-Index tăng 0,59 điểm (+0,66%), lên 90,98 điểm; UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,79%), lên 58,05 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.971 tỷ đồng.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục sụt giảm trong phiên cuối tuần khi doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0,4% so với tháng trước, thấp hơn dự kiến.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa công bố trong ngày kém khả quan cũng ảnh hưởng tiêu cực tới phố Wall.
Kết thúc phiên 12/5, chỉ số Dow Jones giảm 22,81 điểm (-0,11%), xuống 20.896,61 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,54 điểm (-0,15%), xuống 2.390,90 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 5,27 điểm (+0,09%), lên 6.121,23 điểm.
Như vậy, sau chuỗi 3 tuần tăng liên tiếp, với những lo lắng về triển vọng kinh tế, cùng việc Tổng thống Mỹ bấ ngờ sa thải Giám đốc FBI đã khiến phố Wall đảo chiều giảm trong tuần vừa qua. Cụ thể, trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 0,53%, S&P 500 giảm 0,35%, trong khi Nasdaq vẫn duy trì đà tăng 0,76%.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ do áp lực bán gia tăng đối với các cổ phiếu ngành xuất khẩu chủ lực bởi đồng Yên tăng mạnh.
Cùng với đó là cuộc tấn công mạng đòi tiền chuộc lan rộng khắp thế giới và cuộc thử tên lửa của Bắc Triều Tiên vào cuối tuần qua đã khiến giới đầu tư không mấy mặn mà với thị trường, mà chỉ quan sát và chờ đợi những diễn biến tiếp theo.
Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ 6 liên tiếp lên mức cao 21 tháng trong phiên sáng, bất chấp việc các nhà đầu tư chùn tay sau mối đe dọa do cuộc tấn công an ninh mạng toàn cầu, và cuộc thử tên lửa của Bắc Triều Tiên và dữ liệu kinh tế Mỹ yếu kém.
Trong đó, tâm lý nhà đầu tư tiến tục ổn định khi nhận được hỗ trợ bởi dòng tiền đều đặn đổ về từ Trung Quốc đại lục.
Trong phiên, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sử dụng 22% hạn ngạch hàng ngày theo Hợp đồng Chứng khoán Thượng Hải-Hồng Kông để mua cổ phiếu Hồng Kông.
Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ ba liên tiếp trong bối cảnh thị trường vẫn đang lo ngại về các quy định tài chính chặt chẽ và thanh khoản giảm xuống.
Trong tuần trước, chứng khoán Trung Quốc đã sụt xuống mức thấp trong vòng 7 tháng khi một chiến dịch phối hợp giữa các nhà quản lý tài chính nhằm chống lại các ngân hàng ngầm và những khoản đầu tư mang rủi ro quá cao.
Tuy nhiên, những phát ngôn của những người điều hành ngân hàng Trung Quốc cho biết vào thứ Sáu rằng, rủi ro trong ngành ngân hàng là hoàn toàn có thể kiểm soát, và thị trường không phải lo lắng về việc thanh kiểm tra các tổ chức tín dụng trên cả nước.
Ngoài ra, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ đạt được sự cân bằng giữa ổn định tài chính, và tăng trưởng kinh tế ổn định.
Những phát ngôn ngữ này đã giúp bù đắp những lo ngại về kinh tế do tin tức cho thấy tăng trưởng đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng Tư vừa qua.
Ngoài ra, trong phiên này cổ phiếu của các Công ty an ninh mạng đã có dấu hiệu tăng nhiệt sau cuộc tấn công mạng toàn cầu vào cuối tuần qua, với hơn 10 cổ phiếu trong ngành, bao gồm Venustech Group, Bluedon Information Security Technologies và Nsfocus Information Technology nhảy vọt lên mức tối đa 10%.
Kết thúc phiên 15/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 14,05 điểm (-0,07%), xuống 19.869,85 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 215,25 điểm (+0,86%), lên 25.317,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,72 điểm (+0,22%), lên 3.090,23 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Giá vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.720 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa tăng 10.000 đồng/lượng đầu giờ sáng nay so với ngày cuối tuần trước. Đến cuối giờ chiều, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, tăng thêm 10.000 đồng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.373 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.650 - 22.720 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất vẫn chịu áp lực tăng
Có nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài ngành ngân hàng đang thách thức nỗ lực duy trì mặt bằng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thực tế, trên thị trường 1, sau khi lãi suất huy động tăng từ 0,1 - 0,5%/năm tại một số ngân hàng thương mại kể từ tháng 3, sang tháng 4/2017, thị trường chưa ghi nhận thêm mức điều chỉnh đáng kể nào. Tại thời điểm cuối tháng 4, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn trên 12 tháng dao động quanh mức 7%/năm..>> Chi tiết
- Nhờ đâu tỷ phú Trung Quốc có kho nhôm 5 tỷ USD tại Việt Nam
Năm 2016, Wall Street Journal (WSJ) đưa tin tỷ phú người Trung Quốc Liu Zhongtian bị cáo buộc giấu gần 1 triệu tấn nhôm, bên trong một “pháo đài” được bảo vệ nghiêm ngặt với hàng rào dây thép gai nằm sâu bên trong sa mạc Mexico.
Đến tháng 12, tờ báo này lại đưa tin kho nhôm bí ẩn này đã được chuyển về Việt Nam, cụ thể là tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hành trình kho nhôm từ Mexico tới Việt Nam trùng hợp với sự gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam từ hai nước Trung Quốc và Mỹ.. >> Chi tiết
- Ấn Độ rót 1,3 nghìn tỷ USD xây nhà mới
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang thúc đẩy quá trình cung cấp nhà ở cho đất nước 1,3 tỷ dân, gia tăng thu nhập và tạo nguồn cung nhà có mức giá phù hợp với việc công bố chương trình đầu tư trị giá 1,3 nghìn tỷ USD vào thị trường nhà ở trong vòng 7 năm tới.. >> Chi tiết
- Vành đai, con đường - tham vọng dần thành hiện thực của Trung Quốc
Được đưa ra năm 2013 bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây được coi là một tầm nhìn rộng lớn cho sự kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu, được đầu tư hàng tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên bức tranh đầy tham vọng này còn thiếu nhiều chi tiết cụ thể.
40 tỷ trong quỹ 100 tỷ USD của ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu đã được sử dụng như một quỹ đặc biệt cho dự án này..>> Chi tiết