Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đi xa hơn

(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.010 điểm; Ngân hàng nhỏ khó tránh M&A khi tuân thủ Basel II; Cơ hội tiến tới vùng giá xa hơn; Sản phẩm CW sẽ vận hành trong quý II/2019; 1.000 điểm, mức hỗ trợ mới của VN-Index; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; Hai ngân hàng lớn nhất Đức đang đàm phán sáp nhập...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

VN-Index tăng khá phiên đầu tuần

Nhóm ngân hàng tiếp tục đóng vai trò là trụ đỡ giúp thị trường nhanh chóng hồi phục trong phiên sáng. Tuy nhiên, lực đỡ chưa đủ mạnh để giúp VN-Index chinh phục thành công ngưỡng kháng cự mới 1.010 điểm.

Thị trường đã từng bước đi lên trong phiên chiều nhờ lực cầu gia tăng. Mặc dù đà tăng có phần hãm nhẹ về cuối phiên nhưng cũng đủ để VN-Index vượt mốc 1.010 điểm.

Nhóm ngân hàng nới rộng đà tăng như VCB tăng 2,4% lên 67.600 đồng, TCB tăng 0,7% lên 27.050 đồng, VPB tăng 3,2% lên 22.500 đồng, CTG tăng 3,1% lên 23.400 đồnP, BID tăng 0,3% lên 37.300 đồng, MBB tăng 1,1% lên 22.750 đồng.

Nhóm dầu khí khởi sắc hơn như GAS tăng 2,4% lên 104.000 đồng, PLX tăng 0,2% lên 62.500 đồng, PVD tăng 1,1% lên 18.850 đồng.

Cổ phiếu nhà Vin cũng tích cực như VIC tăng 2,2% lên 121.300 đồng, VRE tăng 1,3% lên 38.000 đồng, VHM tăng 1,1% lên 94.300 đồng. Ngoài ra, các trụ cột khác vẫn duy trì đà tăng hoặc đảo chiều hồi phục như VNM, MSN, VJC…

Trái lại, SAB thiếu tích cực nhất do chịu áp lực bán ra mạnh. Kết phiên, giảm 3,4% xuống 245.100 đồng.

Cổ phiếu HPG ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, mất 0,2% xuống 31.850 đồng/CP khớp lệnh lớn nhất sàn HOSE đạt 10,58 triệu đơn vị.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 2,78 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 79,27 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 590.040 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 14,73 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại  bán ròng 1,46 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 28,78 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/3: VN-Index tăng 7,74 điểm (+0,77%), lên 1.011,86 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm (+0,4%), lên 110,88 điểm; UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,28%), lên 57,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Bước vào phiên giao dịch cuối tuần, giới đầu tư nhận thông tin không tích cực về kinh tế Mỹ khi sản lượng sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2 và hoạt động của nhà máy ở bang New York yếu hơn dự kiến trong tháng này.

Đây là bằng chứng rõ ràng hơn về sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế trong quý I của Mỹ.

Tuy nhiên, thông tin kém tích cực trên không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý nhà đầu tư khi họ nhận được thông tin tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Cụ thể, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, Washington và Bắc Kinh đang đạt được tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại, tạo niềm tin cho nhà đầu tư sau khi có tin rằng một hội nghị thượng đỉnh nhằm ký kết thỏa thuận giữa hai bên sẽ không xảy ra vào cuối tháng 3.

Sau thông tin này, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, kéo phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần.

Bên cạnh đó, với dữ liệu kinh tế yếu kém càng củng cố khả năng Fed sẽ có tiếp cận thận trọng về việc tăng lãi suất của mình, qua đó cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Sau tuần giảm mạnh trước đó, phố Wall đã phục hồi đồng loạt trở lại trong tuần vừa qua.

Cụ thể, trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 1,57%, chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp, chỉ số S&P 500 tăng 2,89%, lấy hết cả vốn lẫn lãi đã mất trong tuần trước đó, Nasdaq cũng tăng mạnh 3,78% sau khi mất 2,46% trong tuần trước đó.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Dow Jones tăng 138,93 điểm (+0,54%), lên 25.848,87 điểm. Chỉ số S&P 500 tămg 14,00 điểm (+0,50%), lên 2.822,48 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 57,62 điểm (+0,76%), lên 7.688,53 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng với các cổ phiếu liên quan đến cchip đã đi lên sau khi nhóm cổ phiếu cùng ngành trên phố Wall phiên cuối tuần trước phục hồi, nhưng dữ liệu xuất khẩu tháng 2 đã khiến đà tăng bị hạn chế.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,62% lên 21.584,50 điểm. Topix tăng 0,7% lên lên 1.613,68 điểm.

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu, với S&P 500 đạt tăng cao nhất trong 1 tuần kể từ cuối tháng 11, trong khi ngành công nghệ đã đưa Nasdaq lên mức tăng hàng tuần tốt nhất trong năm nay.

Qua đó, ảnh hưởng tích cực đến nhóm cổ phiếu liên quan đến chip của Nhật Bản trong phiên hôm nay với Sumco Corp tăng 3,9%, Tokyo Electron tăng 3,2% và Eclest Corp tăng 2,1%.

Nhóm cổ phiếu lớn cũng nới đà đi lên với SoftBank Group tăng 1,2% và Fanuc Corp tăng 1,6%.

Tuy nhiên, chỉ số thị trường bị chặn lại khá nhiều sau dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản giảm trong tháng liên tiếp trong tháng 2, do sự xuống dốc đối với nhu cầu các thiết bị sản xuất chất bán dẫn và ô tô.

Theo đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác lớn nhất của Nhật Bản, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, là một điểu tích cực sau khi giảm 17,4% trong tháng 1.

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại tổng thể với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn yếu. Ngay cả sau khi có lực đẩy mạnh từ nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, với mức giảm 6,3% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 2 so với cùng kỳ.

Chứng khoán Trung Quốc tăng khá mạnh, nhờ tâm lý hứng khởi được củng cố bởi kỳ vọng cao về việc Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp vào giữa tuần, cùng chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Bắc Kinh cổ vũ thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng gần 2,5% lên 3.096,42 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng gần 2,9% lên 3.851,75 điểm.

Thông tin hỗ trợ mạnh thị trường là nhận định của giới quan sát khi cho rằng, hầu như không có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 20/3 tới, vì các nhà hoạch định chính sách đã cam kết sẽ tạm ngưng quá trình này khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. 

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng chính thức thông báo các biện pháp chính sách tiền tệ bổ sung mà họ có thể thực hiện để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm nay, trong đó có đợt cắt giảm thuế quy mô lớn, Thủ tướng Li Keqiang cho biết hôm thứ Sáu tuần trước.

Ý kiến của ông Li cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng trong phạm vi mục tiêu từ 6,0 đến 6,5%.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tiêu dùng dẫn đầu đà tăng, với chỉ số theo dõi tăng 6%, do được coi là hưởng lợi nhiều nhất từ các biện pháp kích tích tiêu dùng trong nước của Bắc Kinh.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất có Xining Special Steel Co Ltd, tăng 10,1%, Xinjiang Ba Yi Iron & Steel Co Ltd, tăng 10,09% và Zhengzhou Coal Industry & Electric Power Co Ltd, tăng 10,09%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có  Zhonglu Co Ltd giảm 9,97%, và Shanghai Feilo Acoustics Co Ltd giảm 6,13%.

Chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường Đại lục, tăng cao trong phiên đầu tuần, và đóng cửa ở mức cao nhất trong 9 tháng qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,4%, lên 29.409,01 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,5%, lên 11.674,83 điểm.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu bất động sản vượt trội với chỉ số theo dõi tăng 2,7%, dẫn đầu là Agile Group Holdings, tăng 10,7%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất là China Resources Land Ltd, tăng 9,13%; China Vanke Co Ltd, tăng 6,95% và Shenzhou International Group Holdings Ltd, tăng 5,06%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu gồm Anhui Conch Cement Co Ltd, giảm 4,54%, China National Building Material Co Ltd, giảm 4,1% và CNOOC Ltd, giảm 0,8%.

Kết thúc phiên 18/3: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 133,65 điểm (+0,62%), lên 21.584,50 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 74,67 điểm (+2,47%), lên 3.096,42 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 396,75 điểm (+1,37%), lên 29.409,01 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,50 - 36,67 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.952 đồng/USD,giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.160 - 23.260 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng nhỏ khó tránh M&A khi tuân thủ Basel II

Tăng vốn đang là yêu cầu bức thiết đối với các ngân hàng, nhất là ngân hàng nhỏ. Nếu ngân hàng không tăng được vốn sẽ dẫn đến áp lực mua bán - sáp nhập (M&A) để tăng năng lực cạnh tranh và tồn tại..>> Chi tiết

Cơ hội tiến tới vùng giá xa hơn

Trạng thái tâm lý của nhà đầu tư toàn cầu đang phụ thuộc rất nhiều về lộ trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu không có tin tức bất lợi bất ngờ xuất hiện thì chiến lược mua trong những pha điều chỉnh nên được ưu tiên trong tuần này..>> Chi tiết

Sản phẩm CW sẽ vận hành trong quý II/2019

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ sở pháp lý cho tới hệ thống giao dịch, giám sát… đã cơ bản hoàn thiện để đưa sản phẩm chứng quyền có đảm bảo (CW) đi vào hoạt động trong quý II này..>> Chi tiết

1.000 điểm, mức hỗ trợ mới của VN-Index

Cuối tuần qua, chỉ số VN-Index đóng cửa trên ngưỡng 1.000 điểm, với khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao..>> Chi tiết

Hàng loạt dự án điện nằm chờ quy hoạch

Cả trăm dự án vào ngành điện, không kể quy mô lớn hay bé, do nhà đầu tư tư nhân trong nước, nước ngoài hay của doanh nghiệp nhà nước, dù đã được đề nghị đầu tư, nhưng chưa biết làm cách nào để triển khai..>> Chi tiết

Hai ngân hàng lớn nhất Đức đang đàm phán sáp nhập

Vụ sáp nhập giữa Deutsche Bank và Commerzbank có thể tạo ra một ngân hàng quốc gia lớn để cạnh tranh với Phố Wall..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục